Có lẽ, không phải dĩ nhiên mà Mĩ lại giàu có như hiện nay, không dĩ nhiên, tiếng nói của Mĩ nó bao trùm cả thế giới. Khách quan mà nói, đó chính là niềm tự hào của dân tộc Mĩ mà các dân tộc khác rất muốn có được. Tuy nhiên để đến với con đường thành công đó, Mĩ đã có sự linh hoạt, khôn khéo như thế nào trong chính sách ngoại giao của mình.
Quá khứ, chúng ta biết tới Mĩ là nước có bước đột phá nhờ có công nghệ phát triển, tận dụng được những gì khai thác ở thuộc địa và đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh thế giới, khi chính sách khôn khéo đã khiến Mĩ vừa tránh được thiệt hai trong chiến tranh, vừa thu được lợi nhuận từ việc bán lại vũ khí cho các nước tham chiến đồng thời từ những thuộc địa mà Mĩ có được sau chiến tranh.
Hiện đại, chính sách ngoại giao của mĩ cung liên tục có sự thay đổi với từng thời gian. Trong giai đoạn hiện nay, Mĩ đang xoay trục, hướng tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương, và Mĩ cũng đã đạt được nhiều thành công, trước hết có thể kể tới là việc tạo mối quan hệ với các nước trong khu vực này. Điển hình như: Khu vực ASEAN, Mĩ có hai mối quan hệ “thân thiết” với Thái Lan và Philippines; khu vực Đông Á, Mĩ có hai đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản, ở Trung Á, Mĩ cũng thể hiện quyền lực của mình khi liên tục có những hành động dằn mặt với các nước có ý chống lại lợi ích Mĩ chẳng hạn như IRAN,.. \
Sự khôn khéo đó còn được thể hiện trong cách ứng xử ngoại giao của Mĩ với từng nước. Đó là một kiểu ngoại giao hai mặt với các nước mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Sự hai mặt trong ngoại giao đó cũng thể hiện khá rõ, Mĩ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam từ năm 1995, trong thời gian qua cũng sự đầu tư của Mĩ vào Việt Nam được thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên, để có những sự đầu tư từ Mĩ, họ luôn mặc cả chúng ta về việc thay đổi chính sách, thay đổi và thay đổi. Đôi lúc, điều đó làm cho chính quyền Việt Nam lúng túng, rất mong muốn phát triển đất nước nhưng lại muốn giữ bản sắc của Việt Nam . Mĩ cũng khiến cho Việt Nam đôi lúc quên đi những nỗi đau của lịch sử, khiến chúng ta không để phòng…
Mĩ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam , có nhiều hoạt động hợp tác Với Việt Nam chẳng hạn như trong giao dục (http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech-060315.html). Nhưng một mặt, Mĩ lại thường xuyên có những hoạt động tác động và không chịu từ bảo ý đồ xoá bỏ Chủ nghĩa xã hội trên toàn phạm vi thế giới. Mĩ thường xuyên có sự ủng hộ và gây áp lực với Việt Nam trong vấn để giải quyết các tù nhân, đặc biệt là những người có hơi hướng đấu tranh cho cái gọi là “dân chủ kiểu Mĩ”. Điển hình trong thời gian qua là Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Quốc Quân,…( http://radiochantroimoi.com/tin-tuc/phai-doan-dan-bieu-ha-vien-hoa-ky-gap-go-cac-nha-hoat-dong-nhan-quyen-viet-nam.html).
Có thể nói, Mĩ là nước không dễ chơi, nhưng không thể không chơi. Chính vì thế, sự để phòng là không thừa khi chơi với Mĩ. Quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ có được như hiện nay là một quá trình lâu dài mà bản thân Việt Nam đã thể hiện hữa nghị, bỏ quan những khó khăn về mặt lịch sử để có được. Chúng ta tôn trong mối quan hệ đó, còn với những kẻ xấu, không thuộc một cơ quan tổ chức nào, nhưng lại luôn có một số hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ với các chính khách, người trong cơ quan ngoại giao của Mĩ để bêu xấu Việt Nam. Đó những người không xứng đáng với dòng máu Việt Nam đang chảy trong người. Những người đấy đã tự hạ nhục người Việt Nam trước những người Mĩ để cầu xin với một mục đích là có cái ăn cái mặc.
Bản chất của người Mĩ có lịch sử chứng minh, việc hiện tại của Việt Nam là chơi với Mĩ một cách bình đẳng và đưa hợp tác của hai nước lên tầm chiến lược. Việc làm của những đối tượng “hoạt động nhân quyền” đó là làm tan vỡ đi chính sách ngoại giao của Việt Nam, khiến Việt Nam bị rơi vào thế khó, đặc biệt khi Việt Nam đang chuẩn bị có một đoàn đại biểu cấp cao do tổng bí thư Nguyễn Phú Trong dẫn đầu sang thăm Mĩ. Chơi với những người Mĩ thực sự khó, nhưng nó sẽ khó hơn nhiêu nếu như số thiếu số người Việt này cứ thích đi phá đám như thế.
Tôi mong rằng, ý thức trách nhiệm của những người Việt Nam sẽ làm cho tinh thân đoàn kết dân tộc Việt Nam được rõ nét hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”— Hồ Chí Minh. Những người đang là chủ nhân của đất nước phải hiểu được lời dạy của Bác, phải thấm nhuồn được điều đó thì mới có thể xây dựng được một dân tộc Việt Nam tự cường trước những dông bão của hội nhập quốc tế.
TIN