Sáng ngày ra rảnh rỗi ghé thăm mấy chú Việt Tân, xem hôm nay các chú có gì HOT? Ôi chao, giật mình suýt ngất trước câu hỏi của các chú khi hỏi anh: “Nghĩ gì về bức ảnh này?” Vậy thì tiện đây anh đáp lời các chú “NHỮNG SUY NGHĨ TRONG ANH”.
Công giáo đừng trở thành công phá |
Anh hiểu các chú muốn nói gì, nếu phản ánh “Xã hội Việt Nam ngày nay” thì các chú sơ sài quá, một bức ảnh dù sinh động đấy nhưng để tượng trưng cho cả một xã hội thì chưa ổn. Nói thế này chẳng lẽ anh lại trách là các chú “vơ lấy được”. Thôi thì nếu muốn chửi bới hay tuyên truyền thì các chú cứ nói thẳng, tỏ ra nguy hiểm kiểu này e không hợp.
Nhìn nửa trên và nửa dưới của bức ảnh này, anh và độc giả của các chú đều thấy sự hiện diện của hai mặt trái ngược, giữa một bên là chốn ngục tù và một bên là môi trường giáo dục. Cái Trại giam Nam Hà thuộc Tổng cục VIII – Bộ Công an, bên trong chẳng biết thế nào chứ nhìn bề ngoài thì cái cổng cũng “oách xì lách”. Còn bức hình lớp học dưới kia chẳng biết chú chụp ở đâu, trông nghèo nàn, xơ xác. Đúng là nhìn lớp học ấy ai cũng thương thật.
Nhưng các chú so sánh kiểu này thì khập khiễng quá. Cả nhà tù và lớp học này chắc đều nằm trong những khu vực hẻo lánh, khó khăn. Thường thì các Trại giam được đặt ở vùng rừng núi xa xôi, còn lớp học kia thì chắc chẳng thủ đô hay thành phố nào có. Một bên là cơ quan của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự & hỗ trợ Tư pháp, nói chung cũng là thuộc diện đặc biệt bởi lẽ đây là nơi giam giữ các phạm nhân. Việc Nhà nước đầu tư cho xây dựng cái cổng hoành tráng là đáng ghi nhận, song so với yêu cầu công tác giam giữ đặt ra thì chắc chưa bõ bèn gì. Bây giờ cứ hiểu đơn giản: Giam giữ phạm nhân mà để họ bỏ trốn thì xã hội này chắc loạn. Đi khắp thế giới này mà hỏi thì có nước nào không muốn củng cố nền pháp trị. Bề ngoài có vậy thôi mà các chú nói như nước này coi nhà tù hơn trường học. Và cũng nên biết rằng cái Trại giam kia đâu chỉ là giam giữ, phải biết đến chức năng hàng đầu và cũng là bản chất riêng biệt của Trại giam Việt Nam, đó là GIÁO DỤC. Vào đây chịu giam giữ là những con người phạm tội, bị Tòa tuyên phạt. Họ lầm đường lạc lối, tội trạng nặng nhẹ khác nhau. Từ vài tháng cho tới chung thân, đều được cán bộ Trại giáo dục, để giúp họ nhận ra sai lầm và sửa chữa khuyết điểm. Bản chất này là nhân văn, là sự ưu việt của chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng. Chứ đâu phải như linh mục Đinh Hữu Thoại nói về việc hành hạ, đánh đập tù nhân lương tâm trên cái Đài Chân trời mới. Kiểu “gắp lửa bỏ tay người” các chú đừng có nghe.
Sự thật các chú nghĩ thì trái ngược với thực tế, bởi ở Việt Nam, Nhà nước và nhân dân luôn coi trọng giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là chìa khóa thành công. Điều này giống tiên đề Ơ-Clit, ta thừa nhận khỏi chứng minh. Ở bất kỳ đâu hiện nay ta đều thấy sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa nông thôn – đô thị, miền núi – đồng bằng… Nhưng quan trọng là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang cố gắng kiềm chế và tháo gỡ thực tế ấy. Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam tuy so với khu vực và thế giới còn nhiều thua kém, nhưng đặt trong mối quan hệ lịch sử – cụ thể, với những hoàn cảnh, xuất phát điểm của dân tộc này thì đây còn là niềm mong ước của nhiều đất nước. Anh không cần các chú hiểu điều này, nhưng các chú nên biết “bên trong” cái lớp học nghèo kia là gì?
Lớp học tại một vùng sâu, vùng xa đương nhiên không có điều kiện hiện đại bằng một lớp học chốn đô thị, nhưng dẫu sao cũng phải coi đây là một sự đầu tư cho giáo dục. Nếu không phải Nhà nước, nhân dân này cùng cố gắng thì có lẽ giờ này những trẻ em vùng cao đã không biết đến con chữ. Tuy nghèo về vật chất, nhưng các chú đã đến đó mà đo “sức mạnh tinh thần” của những con người nơi đó chưa? Hằng năm có bao nhiêu thầy giáo, cô giáo trẻ xung phong, tình nguyện lên đó công tác, họ giành tình yêu và nghị lực để cống hiến vì tương lai đất nước. Ở đó, trẻ em vẫn say mê học hành với khát khao vươn lên. Rồi thì dần dần, trường học sẽ khang trang, tiện nghi, hiện đại. Anh không kể chiến tích của Việt Nam trong sự nghiệp đầu tư cho giáo dục, vì điều ấy cả xã hội này biết. Và các chú cũng chẳng lạ gì, chỉ có điều các chú lờ đi làm như không hiểu, rồi thì soi mói một cách tù mù. Cái mà các chú khoe trên mạng, chỉ là vỏ ngoài, thế còn cái bên trong thì chưa lột tả được. Mà chỉ với bề ngoài thôi mà anh đã nghĩ không như ý các chú. Có gì mong các chú đừng nóng, cuối năm rồi.
Bố Ku Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét