Ngày 18/4/2014, tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) đã diễn ra vụ xô xát giữa lực lượng biên phòng quản lý đồn với nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Sự việc làm 02 chiến sĩ của ta hi sinh và gây nhiều thiệt hại khác. Ngay sau khi vụ việc kết thúc, cơ quan chức năng của ta đã trao trả cho Trung Quốc những đối tượng bị bắt và thi thể của 5 đối tượng đã chết.
Ngày 20/4, trên trang Việt Tân đăng tin của BBC nói về cuộc trao đổi của chúng với Trần Quốc Thuận. Trong đó, Thuận đã cho rằng: “Việt Nam muốn bị coi là đồng lõa với Trung Quốc” với nhiều lý lẽ sai lè.
Việt Tân đã mua chuộc Trần Quốc Thuận?! |
Hãy xem Thuận nói gì với BBC?
Trước hết, Thuận nói: “Việc Việt Nam “vội vã” trả về Trung Quốc những người là nghi can, nghi phạm đến từ Tân Cương đã làm chết và bị thương 2 sỹ quan biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh, đặt ra những dấu hỏi về việc Việt Nam có thực sự “tôn trọng nhân quyền”, “tôn trọng nguyên tắc nhân đạo” cũng như “tự tôn trọng độc lập chủ quyền, tự quyết về an ninh lãnh thổ” hay không.”
Nếu ông nghi ngờ thì tôi xin trả lời là CÓ! Và việc trao trả đó cũng không hề “vội vã” theo cách phán xét chủ quan của ông. Mặc dù sự việc xảy ra lúc 12h trưa, đến 16 chiều cùng ngày, Việt Nam đã bàn giao cho Trung Quốc thi thể 5 đối tượng đã tự sát và 11 người còn sống. Việc làm đó thể hiện sự tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, trong đó có các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc. Phía Việt Nam đã xử lý vụ việc hết sức đúng đắn.
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh – nơi xảy ra vụ việc hôm 18/4/2014 |
Cụ thể, theo quy định tại Điều 32, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 18/11/2009: “Đại diện biên giới hoặc các ngành chủ quản của hai Bên cần dùng tìm các biện pháp cần thiết phòng ngừa và ngăn chặn hành vi của người xuất, nhập cảnh trái phép và các hoạt động phạm pháp tại vùng biên giới.” Ở đây rõ ràng 16 đối tượng người Trung Quốc đã có hành vi nhập cảnh trái phép, lực lượng biên phòng và Công an huyện Hải Hà – Quảng Ninh đã phối hợp để bắt giữ được. Trong lúc làm thủ tục trao trả, các đối tượng đã có hành vi tấn công cán bộ, cướp súng AK để chống trả một cách quyết liệt. Biên phòng Việt Nam đã kịp thời thông tin báo cáo cho Công an biên phòng Trung Quốc để phối hợp kêu gọi, vận động chúng đầu hàng. Thậm chí, biên phòng Việt Nam còn rất nhân đạo khi hô cảnh cáo và bắn những phát súng chỉ thiên trước khi tự vệ (tuân thủ đúng khoản 2, điều 34 Hiệp định này). Trên thực tế những đối tượng trong nhóm này bị chết là do chúng tự gây sát thương, nhảy tầng tự tử. Những người bị bắt giữ còn lại vẫn lành lặn.
Như vậy, Việt Nam hoàn toàn tôn trọng nhân quyền và nguyên tắc nhân đạo. Hai chiến sĩ biên phòng Việt Nam dũng cảm hi sinh để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tất cả đều hành xử theo luật pháp.
Cái cớ tiếp theo mà Thuận đưa ra là: “nếu đây thực sự là nhóm người chạy trốn và muốn tìm kiếm cơ chế cư trú chính trị từ Tân Cương, khu vực mà cộng đồng Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) đang phản kháng lại nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc vì muốn đòi “độc lập’’ và “tự trị’’, thì Việt Nam phải xem lại nguyên tắc tôn trọng nhân quyền của mình, vì Hiến pháp Việt Nam cũng quy định nhà nước có thể xem xét những trường hợp người nước ngoài tìm kiếm cư trú, ẩn náu vì lý do này thay vì đẩy họ trở lại nơi họ đã liều mình bỏ trốn đi.”
Xin thưa với ông rằng: Hiện nay vụ việc này đã bàn giao cho Trung Quốc điều tra làm rõ. Việc nhóm người này có thực sự là chạy trốn và tìm nơi cư trú vì mục đích tị nạn chính trị hay không thì còn phải chờ Trung Quốc kết luận. Khi việc mới xảy ra ai dám khẳng định ngay đây là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đi tị nạn? Hơn nữa, chiếu theo các quy định tại Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Trung Quốc ngày 19/10/1998 thì Trung Quốc hoàn toàn có quyền yêu cầu dẫn độ các đối tượng này về nước để điều tra, chí ít thì nhóm này đã phạm tội xuất cảnh trái phép (cả hai nước đều có quy định về tội này). Do đó, nếu Thuận dẫn chứng theo Hiến pháp Việt Nam thì nhóm này chưa có đủ điều kiện về mặt tị nạn chính trị. Không trao trả chúng cho Trung Quốc mà cũng không xử lý chúng, thậm chí nếu cho chúng cư trú theo ý muốn “nhân đạo rởm” của Thuận thì hẳn ta đã mang tiếng bao che, chứa chấp tội phạm. Chưa kể sẽ kéo theo bao hệ lụy về chính trị, ngoại giao.
Vì Việt Nam hành xử trên tinh thần nhân đạo, thượng tôn pháp luật nên phía Trung Quốc cũng rất hài lòng. Tham mưu trưởng Đồn Công an biên phòng Trung Quốc cũng sang viếng các chiến sĩ biên phòng Việt Nam hi sinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các cơ quan chức năng nước họ cũng tiếp nhận vụ việc để làm sáng tỏ. Hoàn toàn không có căn cứ khẳng định Trung Quốc sẽ “trừng trị”, “đối xử ác” hay “bất công” với nhóm người này. Cái lý của Thuận tiếp tục nhận được nhiều sự phản kháng thậm tệ.
Sự việc xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn, không hề có thỏa thuận nào giữa Việt Nam – Trung Quốc xoay quanh việc giải quyết hậu quả. Tất cả đều có quy định thống nhất rõ ràng từ trước. Việt Nam cũng không “mong Trung Quốc xét xử hộ” theo lời Thuận nói, vô hình chung Thuận đã quy chụp cả Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Thời gian tới, mọi thứ sẽ sáng tỏ. Trong lúc này thì Thuận đừng “Cầm đèn chạy trước ô tô” rồi nhắm mắt phán xét vô căn cứ. Hãy cẩn thận trước phát ngôn với cái đài BBC.
Cuối cùng xin nhận xét khái quát về ông - Trần Quốc Thuận, có học mà không có khôn, mang danh luật sư mà không hiểu thế nào là uốn lưỡi bảy lần trước khi nói! Hay ông lỡ ngậm đô rồi thì phải la thôi. Khổ!
Bố Ku Hải