Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Góc nhìn từ Cộng đồng mạng Việt

Gần đây, một loạt các hiện tượng xuất hiện trên Internet làm rất nhiều người quan tâm. Một du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo Dục , “cộng đồng mạng phát sốt”.Một du học sinh Nhật (thật hay không chưa biết) phê phán các thói xấu của người Việt, “cộng đồng mạng” lại “sốt” và sốt rất cao .
Tuy nhiên, bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng , anh chàng Ngô Di Lân kia khộng phải du học tại Đan Mạch mà đang học tại ….Châu Phi, và du học sinh tại Việt Nam không phải là người Nhật mà là người Irag hay Afganistan, Banglades gì đấy . Như thế “cộng đồng mạng” có sốt hay không ? 
Nhìn các hoạt động của người dùng internet Việt Namvà cả truyền thông Việt, chúng ta có cảm tưởng rằng thế giới rất chật hẹp. Có bao giờ chúng ta lấy giấy bút viết tên các quốc gia và thủ đô của nó rồi đếm thử xem mình biết được bao nhiêu nước? chúng ta thực sự hiểu biết bao nhiêu về các nước đó ? Chúng ta biết London là thủ đô của nước Anh, Paris là Thủ đô nước Pháp , Washington là thủ đô nước Mỹ…nhưng con nít hỏi chúng ta Thủ đô của Jamaica là gì thì y như rằng chúng ta phải gãi , bóp trán. 
Căn bệnh “thế giới nhỏ hẹp” ấy không hẳn là lỗi của “cộng đồng mạng”. Việt Namchỉ mới đặt chân vào “thế giới phẳng” trên dưới 20 năm , mới chỉ thoát nghèo được vài năm. Người Việt Namngước mắt trông sang “cái rốn của nhân loại” với khao khát ,thèm muốn không có gì lạ. Chính cái khao khát đó là một động lực để người Việt Nam phấn đấu tiến lên .Tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó, khao khát thèm muốn văn minh- phồn hoa của người ta thái quá đến mức đâm ra tự ti thì rất không nên . Tuy nhiên, có cảm giác rằng “cộng đồng mạng” tự đánh mất tự trọng của mình .”cộng đồng mạng” đúng là yếu ớt và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết . Một dân tộc chỉ có thể thành công chỉ khi dân tộc ấy biết điểm yếu của mình và biết kiêu hãnh vì bản sắc của mình . “Cộng đồng mạng” rất giỏi cái khoản tự ti ngoài ra họ dường như không hiểu gì về ưu điểm của Việt Namso với 178 quốc gia mà chúng ta có quan hệ ngoại giao.
Năm 2012, khoảng thời gian mà các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt - Trung và Nhật - Trung đang ở cao trào, một nhà báo Nhật đã viết một bài báo đề cao chính sách đấu tranh bằng ngoại giao của Việt Nam. Cuối bài, ông kết luận: chính phủ Nhật nên học tập cách làm của chính phủ Việt Nam. Ấy vậy mà khi đó tuyệt nhiên không thấy “cộng đồng mạng” có phản hồi. Tuy nhiên, ngày nay một người nào đó tự nhận là "du học sinh Nhật" đăng lên cái gọi là "tâm thư" mà chủ yếu là liệt kê lại những thói xấu của một bộ phận người Việt, thì “cộng đồng mạng” truyền tay, chia sẻ cứ như bát được vàng. Rồi thi nhau "cảm thấy nhục" thay cho thiên hạ.
Đây không phải là lỗi tại ai cả mà đó là do căn bệnh “thế giới nhỏ hẹp” đang giết dần niềm kiêu hãnh Việt Nam, bào mòn chủ nghĩa dân tộc. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta khi dùng Internet, khi tham gia vào “cộng đồng mạng” cần có cái nhìn khách quan, đầy đủ hơn. Đừng để mình bị cuốn vào những “trào lưu” tiêu cực “ảo tưởng”.

A.C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com