Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

PHÁP LỆNH MỚI VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO, CHO MỤC ĐÍCH GÌ?

Việt nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và hiện đang chung sống hòa thuận với nhau. Có được những thành công đó là một quá trình nhận thức của chúng ta về tôn giáo đúng đắn, hơn hết chính là sự thống nhất quản lí dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Chúng ta có quyền so sánh với một số nước tuy có ít tôn giáo, nhưng những vụ khủng bố do những kẻ cực đoan trong các tôn giáo thực hiện, điển hiện như trong thời gian qua là khủng bố IS  do dòng hồi giáo Sunny mâu thuẩn với dòng hồi giáo Shia tiến hành.  Hậu quả của những vụ việc như thế này thì quá là rõ ràng rồi, nó có thể xâm phạm tính mạng và sức khỏe công dân các nước đó.
Vậy, để có thể quản lý, đảm bảo cho các tôn giáo phát triển, chúng ta cần phải làm gì… Xin khẳng định, để làm được điều đó thì trên hết là sự đoàn kết trong các tôn giáo,  trong đồng bào giáo dân. Và các văn bản pháp lí là một trong những công cụ có thể điều chỉnh cho mối quan hệ này đi vào khuôn khổ. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 đã hoàn thành rất tốt những sứ mệnh của mình. Vậy nhưng, có những người lại đi hỏi một câu ngu ngốc: Pháp lệnh mới về tín ngưỡng – tôn giáo, cho mục đích gì? Đặc biệt là sự xuất hiện của mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. Ông này đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam. Chúng ta có thể khẳng định những con người này xưa nay không thay đổi, vẫn là nhân quyền, vẫn là dân chủ, nguồn của họ cũng chỉ là mấy con rối dân chủ trong nước. Và mục đích cuối cùng được ông Mục sư Hùng nói trên radiochantroimoi là kêu gọi sự ủng hộ kinh phí cho chính ông và những nhà “dân chủ” trong nước. Một mũi tên bắn được rất nhiều đích, có lợi cho mình, có lợi cho người khác, đồng thời thể hiện được mình là người có tiếng nói,…Thật là bỉ ổi. Nhưng, với câu hỏi ngớ ngẩn như trên thì cũng nên uốn nắn, không thể im lặng được.
Mục đích của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo chính là xây dựng một đất nước Việt Nam thống nhất. Việt Nam là một nước pháp quyền, làm điều gì thì cũng phải tôn trọng pháp luật. Tại sao bao nhiêu người ở Việt Nam vẫn theo đạo, vẫn sinh sống bình thường, họ sống tốt đời đẹp đạo,  mà ông lại không làm được. Rõ ràng, có một mục đích riêng ở đây cần phải được minh bạch.
Ảnh: Radio chantroimoi – Thật không thể tin nổi
Trong thời gian tới, việc Việt Nam xây dựng luật về tín ngưỡng tôn giáo là một trong những bước đi rất phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội. Đó là cái chúng ta nên tự hào, đặc biệt là những người theo giáo thì lại càng hiểu điều đó hơn nữa. Mặt khác,  việc chúng ta cụ thể luật đã thể hiện Việt Nam là một trong những quốc gia tôn trọng dân chủ nhân quyền, nó cũng là một trong những thước đo để người dân có thể nhìn vào, “soi” và lên án những sai phạm trong việc quản lí của nhà nước. Nên nhớ, việc xây dựng một đạo luật không phải là một hai con người, không phải  thích là làm được, nó là kết quả của quá trình biến đổi của xã hội, là kết quả của quá trình nghiên cứu, để đi vào lòng dân thì cũng cần được sự đòng góp ý kiến, chấp thuận. Còn trường hợp bộ luật đó sai thì ắt sẽ có những phản hồi của những người dân, của xã hội chứ không phải ý kiến theo kiểu một chiều như ông mục sư Hùng nói trên đài chantroimoi. Ông nghĩ Việt Nam chỉ có một tôn giáo ư, Việt Nam có tới 12 tôn giáo được công nhân đấy, đừng có ích kỉ chỉ nghĩ cho lợi ích của mình như thế được.
Một câu hỏi không chỉ cho thấy sự nhận thức còn yếu kém mà còn là sự ích kỉ cá nhân, sự thiếu quan tâm cũng như không vì một mục đích chung xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh.  Có chăng, các bạn nên nghĩ lại,  nên hiểu lợi ích quốc gia nó quan trọng thế nào chứ còn suốt ngày đi kêu ca với mấy ông dân biểu nước ngoài đó cũng không thể nào thay đổi được gì đâu… Đừng như những đứa con nít, bấu víu bố mẹ thế.
Niềm Tin





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com