Thời gian vừa qua trên khắp báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng, đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy tình hình Biển Đông đang “ngày một nóng lên” từ sự việc Trung quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam cho đến hình ảnh những người con đất Việt thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng việc xuống đường biểu tình phản đối lại hành vi ngang trái này của Trung Quốc. Hơn ai hết bản thân chúng ta những người yêu chuộng hòa bình đều không muốn chiến tranh xảy ra, chúng ta đang cần ở nước bạn một sự “tôn trọng”, những cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề Biển Đông một cách tối ưu nhất không phải là chiến tranh, đổ máu.
Không phải người dân Trung Quốc nào cũng ủng hộ việc làm sai trái của chính quyền Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không ít người Trung Quốc đã và đang đứng lên để phản đối hành động này của thế lực bành trướng Bắc Kinh. Nổi lên trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa, ông nổi tiếng với quan điểm phản bác “đường lưỡi bò”.
Ông Lý Lệnh Hoa nhiều lần phản đối chính phủ Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển 1982 |
Ngày 5/1 đã có bài bình luận về hộ chiếu mới của Trung Quốc, nhấn mạnh "đường lưỡi bò" là không có căn cứ và theo đuổi tư tưởng này là lỗi thời.
Theo ông Lý, mẫu hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có vẽ thêm đường 9 đoạn gây ra những phiền phức không đáng có, dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định không nhằm vào nước nào. Học giả này cho rằng đường 9 đoạn là một đường mơ hồ, không liên tục, không có kinh độ vĩ độ, không có căn cứ và giá trị pháp lý.
Ông phản bác bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo ngày 5/12 về việc khai thác dầu mỏ trong phạm vi đường 9 đoạn, cho rằng bài xã luận này chỉ gây phiền phức và rối ren cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Ông cũng nói rằng sách của tác giả thuộc Bộ Ngoại giao mới xuất bản năm 2011 và quan điểm trong hội nghị về Luật biển trong năm ngoái của các học giả Trung Quốc không công nhận tranh chấp, cho rằng các quần đảo trong phạm vi đường 9 đoạn đều thuộc quyền lợi của nước này, đều là những quan điểm sai lầm.
Những quan điểm trên, theo ông Lý, là đã bỏ qua những khái niệm xuất hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển về khái niệm đường cơ sở, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cần cập nhật các khái niệm này vào tình hình trên Biển Đông, không được "coi đường 9 đoạn là đường lịch sử", đây là một quan điểm đã lỗi thời và là sai lầm.
Trong bài viết đăng trên blog cá nhân, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết phóng viên của Hoàn cầu Thời báo, phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay.
Ông Lý sau đó chia sẻ thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên. "Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển", vị học giả thuật lại trên blog cá nhân.
Hay trên các trang diễn đàn mạng như Sohu, Sina cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến của người dân Trung Quốc thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và phê phán thái độ của những phần tử cực đoan trong giới cầm quyền.
Bạn đọc có nick Henshehengou comment trên blog của ông Lý Lệnh Hoa: “Trung Quốc phải từ bỏ ngay thứ quan niệm “từ cổ xưa đến nay”, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được những tranh chấp với các nước láng giềng”.
Nhiều bạn đọc bày tỏ trên diễn đàn Sohu: “Tại sao phải suốt ngày tranh chấp, yên ổn hòa bình với nhau không được sao”, “Đại diện chính quyền của hai quốc gia có thể ngồi lại và cùng thảo luận. Chúng ta nên tuân thủ luật pháp quốc tế”, “Phải chăng chính quyền ta đang nghĩ rằng chỉ có lợi ích vĩnh viễn không có bạn bè vĩnh viễn. Dùng sức mạnh của mình thay cho tôn trọng các quốc gia khác là một điều không nên”.
Bạn đọc Fanfanhe ở Bắc Kinh viết trên mạng Sohu: “Mọi người đều thấy rõ: Lần này Trung Quốc chủ động gây chuyện, người Việt Nam tố cáo ra quốc tế; bây giờ Trung Quốc lại giả bộ bị bắt nạt, nói bị tàu Việt Nam tông húc để mong tìm kiếm sự cân bằng”.
Nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ, không tin vào luận điệu tuyên truyền của chính quyền. Bạn đọc có nick Kuangyelangren viết trên mạng Sohu: “Sao tôi xem chương trình “Tin tức 360” thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và tông húc vào tàu Việt Nam? Lại còn đưa mấy chục tàu ra để bảo vệ? Rốt cuộc thông tin nào là đúng vậy?”.
Bạn Xianrenruyuan viết: “Chao ôi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cố ý làm ra vẻ ta vô tội. Thực ra tàu Việt Nam bị húc đến thảm. Phía ta toàn là tàu chiến hoán cải thành hải giám, sao có thể bó tay chịu húc? Vậy mà toàn thấy đưa tin “bị khiêu khích, bị bắt nạt”. Người Trung Quốc bình thường chỉ cần có chút đầu óc khẳng định đều không thể thấy lọt tai”.
Bạn đọc Baixue ở Thiên Tân viết: “Cảm giác của tôi: Trung-Việt đối đầu lần này là do phía ta (Trung Quốc) gây ra. CNOOC không khoan dầu ở đó thì sập tiệm hay sao? Gần đây Việt Nam không hề chơi xấu Trung Quốc, mấy nước khác đang muốn lôi kéo Việt Nam. Nếu lần này xử lý không tốt rất có thể sẽ đẩy Việt Nam xa lánh… Nếu dư luận thế giới đều không ủng hộ Trung Quốc thì tình thế ngoại giao của Trung Quốc trở nên gay go”.
Bạn đọc Jiubannongju ở Tứ Xuyên viết: “Chúng ta đang giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc”, “Trong khi bạo động trong nước đang khiến dân chúng lo lắng, chính quyền lại đi gây hấn với quốc gia khác”.
Trên đây là những nhận đinh của học giả Lý Lệnh Hoa (Nhà nghiên cứu Trung Quốc về Biển và luật biển) cũng như những quan điểm, nhìn nhận của người dân Trung Quốc về hành động sai trai của chính phủ nước họ trong thời gian qua mà cá nhân tôi sưu tầm để gửi đến bạn đọc cùng nhau chia sẻ. Qua đó cho ta thấy rằng, hiện nay, sự bành trướng của chính phủ Trung Quốc đối với Biển Đông đang là vấn đề đáng lo ngại, một bộ phận “nhân dân” nước họ đang bị chính phủ lừa bịp, ngu muội, cái gọi là “kêu gọi tinh thần đoàn kết” bằng cách gây mâu thuẫn với Việt Nam liệu có làm cho “điểm nóng khu tự trị tân cương dịu xuống”, liệu với việc làm ngang trái này chính phủ Trung Quốc có tìm được sự đồng thuận của nhân dân không, hay nó lại càng làm cho lòng tin của nhân dân Trung Quốc vào chính phủ mờ dần. Hẳn rằng, đánh đổi giữa việc làm dịu tình hình trính chị trong nước bằng cách gây mâu thuẫn trong dư luận quốc tế là một cái giá quá đắt phải trả với những gì thế lực bành trướng Bắc Kinh gây ra. Điều này càng làm cho chính trị Trung Quốc không những không ổn định mà chính phủ còn rơi vào thế “tơ vò”.
Thiện An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét