Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Cẩn thận kẻo lặp lại sai lầm lịch sử về “dựa dẫm”

Việc biên cương như lửa cháy ngang mày, đó là nhận định chung của tất cả chúng ta trong thời khắc hướng về Tổ Quốc. Trong khoảng thời gian này, từ chốn quan trường, ngoài đường phố, trong trại lính hay ngoài biên ải, đâu đâu cũng nóng lên vấn đề chủ quyền biển đảo Quốc gia đang bị xâm chiếm một cách nghiêm trọng. Và đâu đó cũng có những ý kiến mang tính cá nhân ngược xuôi để thể hiện tinh thần trước sự nguy nan của đất nước. Nhưng trong phạm vi entry này tác giả muốn nói đến ý kiến của những người vẫn đang tự xưng là nhà dân chủ. Họ cho rằng Việt Nam nên dựa dẫm vào Mỹ để đuổi giặc Tàu.
       Xin thưa rằng nếu là những ý kiến “dựa vào Mỹ để thoát khựa” của các vị suy nghĩ kỹ cũng chỉ là nông cạn. Nếu “dựa Mỹ” ắt hẳn chúng ta phải nhớ lại những bài học lịch sử đau đớn trước đây để minh chứng rằng nó là sai lầm, một suy nghĩ nhất thời trong thời điểm khó khăn này mà thôi. Bài học thứ nhất mà chúng ta cần nhìn nhận đó là Mỹ và Việt Nam Công Hòa cũng từng là đồng minh. Mỹ dựng nên Việt Nam Cộng hòa với mưu đồ “đắp con đê ngăn làn sóng đỏ” chảy xuống phương Nam. Nhưng sau thời gian hương lửa mặn nồng của thưở ban đầu thì năm 1972 Henrry Kissingger đến Trung Quốc hội đàm bí mật với Chu Ân Lai. Ngay lập tức  đồng minh Việt Nam Cộng hòa bị bán đứng. Việt Nam Cộng hòa đã đánh mất biển đảo vào tay giặc do sự tráo trở của đồng minh Mỹ. Vì vậy, suy cho cùng Mỹ cũng sẽ vì lợi ích của họ mà đi đêm với Trung Quốc bất cứ lúc nào. Vì vậy ý tưởng dựa dẫm Mỹ sẽ là hàm hồ, nông cạn và quên đi bài học lịch sử.


      Bài học thứ 2 mà tôi nhắc đến ở đây đó là phong trào Đông Du của chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu vào đầu thế kỷ 20. Đó là phong trào muốn dựa Nhật để đuổi Pháp khỏi lãnh thổ, đòi lại độc lập cho dân tộc. Đó là ý tưởng muốn cầu ngoại viện, sử dụng Nhật như một nước để dựa dẫm và đánh đuổi Pháp. Tuy đó là một ý tưởng được nghĩ ra trong lúc lòng ái Quốc nặng trĩu của một chí sỹ, nhưng nó cũng đã là một sai lầm điển hình cho lịch sử. Cụ Phan Bội Châu đã đưa hàng loạt du học sinh sang Nhật để đào tạo, nhằm đưa trở về để cứu nước. Nhưng sau đó Nhật và Pháp bắt tay nhau và kế hoạch của cụ đã bị đổ vỡ, du học sinh bị trục xuất. Nhìn chung sự nghiệp cứu nước của cụ Phan Bội Châu cũng bị phá sản bởi ý tưởng dựa vào Nhật để đánh Pháp. Một sự thật lịch sử tréo nghoe hơn cả là sau đó Nhật cũng đã thay Pháp đặt ách đô hộ lên An Nam.
     Vậy thông qua hai bài học lịch sử đó cho chúng ta thấy được rằng bất kỳ nước nào cũng chỉ vì lợi ích của họ mà thôi. Đó là “không có đồng minh mãi mãi, không có kẻ thù mãi mãi mà chỉ có lợi ích dân tộc là mãi mãi”. Mỹ cũng chỉ vì lợi ích ở miền Nam Việt Nam mới gắn bó với chế độ thối nát gia đình trị Việt Nam Cộng hòa. Nhưng khi Mỹ hết lợi ích ở đó, chiến lược “đắp con đê ngăn làn sóng đỏ” của Mỹ không còn hữu dụng nữa thì Mỹ ngay lập tức bắt tay với Trung Quốc và bán rẻ đồng minh không thương tiếc. Không phải ngày xưa Mỹ không đủ khả năng để bảo vệ đồng minh. Mỹ có thể bảo vệ Isarel khỏi nanh vuốt của cộng đồng các Quốc gia thế giới Ả Rập trong hàng thập kỷ thì cũng có thể bảo vệ được Việt Nam Cộng hòa. Nhưng quan trọng là Mỹ đã không cần. Vì vậy, ngày hôm nay nếu Việt Nam có thể dựa Mỹ thì rồi cũng có ngày Mỹ tráo trở như trước đây. Vì hiện nay Mỹ còn có lợi ích ở Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược xoay trục sang Châu Á. Còn Nhật thì sao, Nhật cũng đang có sự tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku-Điếu Ngư, và muốn tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề tranh chấp để đối trọng với Trung Quốc. Còn nếu “dựa” thì chắc chắn là một tư tưởng sai lầm. Sẽ không có nước nào chung thủy mãi cho mối quan hệ đồng minh. Bản thân Nhật cũng vậy, họ đang có những toan tính cho riêng họ để đưa về lợi ích Quốc gia.

      Chúng ta cho dù suy  đi tính lại thế nào nữa thì cũng không nên và không bao giờ được quên đi từ “độc lập”, độc lập cả trong hợp tác Quốc tế để bảo vệ lợi ích Quốc gia dân tộc, đừng bao giờ vì phút giây nguy ngập khó khăn của Tổ Quốc mà nhắm mắt đưa chân vào thế khó gỡ cho hậu thế. Hy vọng rằng những ai có lòng yêu nước hãy biết suy nghĩ nghiêm túc hơn. 
A.C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com