Ngày nay, xã hội phát triển, xuất hiện những “hiện tượng” phi đạo đức mới. Xã hội xuất hiện nhiều hơn những kẻ hám tiền, hám lợi, sẵn sàng phỉ báng bất kể thứ gì để kiếm tiền, để “đánh bóng” tên tuổi. Thậm chí đó là thực tế khách quan của lịch sử, là thành quả của của nhân loại, của dân tộc. Họ đang hình thành một “nhóm người” mà dân gian ta vẫn hay gọi là những kẻ “ăn cháo đá bát” hoặc những kẻ “không ăn được đạp đổ”.
Đặc biệt, ở Việt Nam gần đây có nhóm người tự xưng là "nhà đấu tranh dân chủ" coi Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là hai cuộc cách mạng "có tính lừa mị" của cộng sản. Thực chất đây là luận điệu xuyên tạc của những kẻ như chúng ta vẫn gọi ở trên.
Có thể thấy, Cách mạng Tháng Mười nga là cuộc cách mạng của mọi cuộc cách mạng trước đó. Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng. Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại - giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Cùng với đó, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả dân tộc Việt Nam phải sống dưới ách bóc lột của chế độ thực dân Pháp và triều đình bù nhìn, sau đó thêm phát-xít Nhật. Ðói nghèo và bần cùng hóa biểu hiện cụ thể qua nạn đói năm 1945 với cái chết của hàng triệu người. Ðược giác ngộ lý tưởng cách mạng, ý thức tự giác về vai trò và quyền lợi xã hội, khi thời cơ đến toàn dân Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, sắc tộc,... đã tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại do Ðảng Cộng sản tổ chức, lãnh đạo. Năm 1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành, đó cũng là lần đầu tiên mọi người Việt Nam được thụ hưởng một quyền lợi chính đáng của mình, là quyền bầu cử.
Vì vậy, thật không oan khi chúng ta gọi những người xuyên tạc, vu cáo hai cuộc cách mạng này là hai cuộc cách mạng “có tính lừa mị” là những người không ăn được đạp đổ. Bởi vì, dễ nhận thấy: Bản chất của các “nhà đấu tranh dân chủ” này là những kẻ bất mãn, cơ hội, thậm chí là những kẻ trục lợi, những kẻ bất mãn chính trị.Chúng là những người bị CNTB nhồi sọ, tung hô, bị các tổ chức phản động lưu vong tiếp tay, bơm tiền.
Bên cạnh đó, những kẻ này còn nhằm vào việc người cộng sản lãnh đạo cách mạng để phê phán và bác bỏ.Họ cố tình tảng lờ vấn đề quan trọng nhất của cả hai cuộc cách mạng đó là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân, trả lại cho nhân dân vị trí làm chủ.
Hơn nữa, những kẻ này đang có mưu đồ chính trị của riêng mình, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, nhân dân ta đã nhận ra và đấu tranh kịch liệt mưu đồ của chúng. Vì vậy chúng nhận thấy để có “miếng cơm” cho mình thì cách tốt nhất là “đạp đổ” thực tế lịch sử. Một điều xưa nay vẫn thường xảy ra của những nhà hô hào “dân chủ” mà ai trong chúng ta cũng đã từng thấy rõ.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét