Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Sự nhân văn của một dân tộc trong một cái chết dũng cảm

Một câu chuyện cảm động được đăng trên Daily News đã lan truyền trên mạng, gây rúng động biết bao trái tim nhân loại.
“Cô sinh viên xinh đẹp ngưới gốc Thổ Nhĩ Kỳ 22 tuổi tên là Tuğçe Albayrak đã ra sức giải cứu cho 2 phụ nữ người Đức bị 3 người đàn ông gốc Serbia tấn công tình dục trước phòng vệ sinh của một nhà hàng tại thành phố Offenbach của nước Đức. Lối một giờ đồng hồ sau khi nữ sinh viên Tuğçe Albayrak giải cứu 2 phụ nữ Đức, cô bước ra bãi đậu xe trước nhà hàng và bị một trong 3 tên khốn đã dùng bạo lực đánh cô đến bất tỉnh. Tên tấn công được nhận diện là Sanel M. người Đức gốc Serbia 18 tuổi. Và cố đã giã từ cuộc sống vào chính ngày sinh nhật của mình.”
 “Trong diễn văn chia buồn công bố Tổng Thống Đức Joachim Gauck đã nói rằng”Giống như mọi người dân, tôi rất bàng hoàng trước tin vụ tấn công khủng khiếp nầy. Tuğçe đã cống hiến cho chúng tôi sự kính trọng và thán phục lớn lao. Cô sẽ mãi là một tấm gương mẫu mực cho tất cả chúng ta”. Hàng ngàn người đã khóc khi tiễn đưa cô về nơi an nghỉ”.
Chúng ta bỏ qua luật pháp và các khía cạnh của Nhà nước đã làm gì khi xảy ra vụ việc trên, sau đó như thế nào. Đó là luật pháp điều chỉnh, có vụ việc ắt sẽ có sự điều chỉnh theo những giá trị tối thiểu nhất. Chắc chắn những tên tội phạm kia sẽ bị truy tố, bị cộng đồng lên án. Đó là hậu quả mà chúng phải chịu khi đã gây ra sự đau đớn, thiệt hại cho nạn nhân. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chắc chắn sẽ bị truy tố theo luật hình sự, không thể trốn thoát được. Nhưng chúng ta đã phải thán phục, giống như tổng thống Đức đã phát biểu rằng “Tugce đã cống hiến cho chúng tôi sự kính trọng và thán phục lớn lao”. Và khi cô ngã xuống đã có hàng chục ngàn con người đã phải rơi nước mắt. Và đọc giả yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên khắp thế giới cũng sẽ kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của cô. 
Điều đáng nói ở đây đó là sự hy sinh lớn lao của cô trước cái ác vì điều thiện, vì sự tiến bộ xã hội. Sự bao dung của chính người thân cô sau sự ra đi của cô. Ở nơi nào trên thế gian này cũng có cái thiện, cái ác, lẽ phải trái của hành xử. Nhưng ở đâu con người còn dám lên tiếng vì điều dở, cái ác, dám phản đối sự sai trái thì xử đó ắt còn tiến bộ, văn minh. Khi mà con người vô cảm , dối trá lên ngôi, bạo lực tràn lan, ai cũng chỉ ậm ờ cho qua chuyện. Nơi mà người dân sợ vạ lây, sợ rằng không ai bảo vệ mình thì ắt xứ đó sẽ tụt hậu. Khi mà người ngay sợ người gian thì những cái hay cái tốt sẽ chẳng bao giờ đơm hoa kết trái được. Sự việc trên đây trong xã hội sẽ không ít đối với bất kỳ nước nào. Ở Ấn Độ nạn hiếp dâm xảy ra thường xuyên, ở xứ ta nạn cướp, giết, hiếp cũng đâu có ít. Ai không tin cứ sáng ra đứng ở phố mà hóng các xe bán báo dạo có loa phát thanh là biết ngay. Nhưng ở chúng ta đang thấy một thực tại rằng vô cảm, bất chấp luật pháp, hành xử côn đồ hơn là nhân văn tiến bộ. Thực trạng cán bộ công chức cắp ô làm việc vô trách nhiệm, hách dịch cửa quyền với nhân dân. Người dân thiếu ý thức pháp luật, mất niềm tin vào pháp luật khiến cho tình trạng tự xử kiểu như tai nạn giao thông xuống nhảy bổ vào đánh phủ đầu; bắt được trộm chó là cả làng vây đánh chết tươi tại chỗ. Chúng ta không thấy được trong đó sự nhân đạo, sự hành xử nhân văn. Một xã hội mà chỉ lấy bạo lực để trị bạo lực, lấy bạo lực để trị cái ác chắc chắn sẽ tạo ra hệ quả xấu, chỉ làm cho phát sinh mâu thuẫn thêm.
Không phải chỉ vụ việc hôm nay chúng ta mới thấy được sự ứng xử tiến bộ của một dân tộc. Chính nước Đức sau ngày thống nhất đã tự làm những điều thẳng thắn nhìn lại lịch sử. Đó là họ đã dạy chính những đứa trẻ của họ về tội lỗi diệt chủng của cha ông họ đối với người Do Thái. Họ dám nhìn nhận vào sự thật để vượt qua nó nhằm kiến tạo một hình ảnh nước Đức đẹp hơn trong tương lai. Ngày hôm nay cũng vậy, họ sánh bước với nhau tiễn đưa một cô gái nhỏ bé đã hy sinh vì điều thánh thiện về với đất mẹ. Họ đang cổ vũ cho điều thiện. Không vì thế mà tất cả họ lên tiếng đòi xử tử những kẻ khốn nạn kia. Không vì người thân họ đã mất mà gia đình cô gái kia mong pháp luật truy tố.
Cậu của cô gái đã nói rằng “Những đứa trẻ của họ đã làm điều sai lầm. Ít ra họ cũng nên nói “Sự đau đớn của quý vị cũng là sự đau đớn của chúng tôi.” Riêng tôi cũng lấy làm tiếc cho đứa trẻ kia. Nhưng tôi đoán rằng họ chẳng biết ân hận gì cho con gái của chúng tôi cả!” Ông Albayrak cũng kêu gọi 2 phụ nữ Đức đã được nữ sinh viên Tuğçe cứu nên gởi đơn miễn tố đến Cảnh Sát.
Cũng giống như người Nauy đã hành xử đối với Anders Behring Breivik- kẻ đã giết người hàng loạt vào năm 2011. Đó là họ lặng lẽ tiến đưa những người đã khuất, cầu cho linh hồn an nghỉ, không ai lên tiếng đòi tăng án cho kẻ đã giết người hàng loạt. Người Đức ngày hôm nay cũng đã làm được điều đó, họ lấy sự nhân văn cao cả để đối xử với cái ác, khuất phục cái ác. Đó là điều mà chúng ta cần phải học hỏi, nhất là trong tình trạng xã hội chúng ta đạo đức đang có phần xuống dốc hiện nay.
Quốc Thái



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com