Truyền thống dân tộc Việt Nam mỗi mùa Tết đến, xuân về thì người dân mọi miền cùng hân hoan đón chào khởi đầu mới, vận sự mới. Mỗi làng quê tùy theo phong tục truyền thống của làng mình thì có một cách thể hiện văn hóa riêng. Hầu hết tất cả các làng đều có lễ, hội sau Tết, đó là một truyền thống lâu đời được truyền lại từ ngàn xưa, vừa thể hiện ước vọng một năm mới sung túc, đồng thời cũng là nét văn hóa đặc trưng của một cộng đồng. Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em, đồng nghĩa với việc sẽ vô cùng đa dạng về văn hóa trong một khối đại đoàn kết dân tộc, mỗi dân tộc mang một đặc trưng riêng của mình. Mỗi truyền thống này tạo nên một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thống nhất.
Vừa qua, dư luận đưa hàng loạt các thông tin trái chiều về một lễ hội truyền thống ở làng Ném Thượng, đó là lễ hội chém lợn vào mùng 6 Tết. Có nhiều ý kiến được đưa ra, có người ủng hộ, có người cho rằng hình ảnh này mang tính tiêu cực nhiều hơn. Nhưng dù như thế nào thì lễ hội này cũng là một phong tục truyền thống, đã được lưu truyền và tồn tại từ rất lâu, là một đặc trưng văn hóa của cộng đồng người làng Ném Thượng. Với mỗi vùng miền khác nhau, hay với mỗi con người khác nhau, khi xét về cùng một sự việc thì sẽ tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy, xét đến một tổng thể chung thì cần đánh giá toàn diện, căn cứ trên cơ sở văn hóa của từng vùng, từng làng quê. Tại sao bao nhiêu năm qua không ai phản đối, bây giờ tự dưng lại đem ra để bàn bạc, để tranh luận. Truyền thống của ông cha cần được tôn trọng và bảo vệ, cần xem xét trên tinh thần và truyền thống của nơi lễ hội đó diễn ra, chứ không thể đem một quan điểm văn hóa khác áp đặt vào văn hóa này. Bất kì sự việc nào cũng có tính hai mặt.
Thứ nhất là vậy, thế nhưng có vẻ như mấy thằng cơ hội chính trị thì chúng lại đang cố lái sang một quan điểm khác, chúng liên hệ sự việc này với các vấn đề khác để nhằm kích động, gây tranh cãi trong dư luận xã hội. Chúng đem so sánh hành động trong lễ hội trên với hình ảnh Lê Văn Tám và đưa ra một sự liên hệ kệch cỡm, phi lý : “Anh hùng vị thành niên thời nay không còn được nhìn nhận như thời xưa nữa. Văn hóa chém lợn cũng vậy, nếu cương quyết cho rằng máu của con vật giữa đình là văn hóa, là truyền thống thì khác gì cho rằng một em bé như Lê Văn Tám ôm bom tự sát là anh hùng cần giữ gìn và nhân rộng?” Đúng là cái lũ phản động này cái gì chúng cũng nói được, nói xằng mà chẳng cần biết đúng sai. Chúng đem so sánh một lễ hội của một cộng đồng làng Ném Thượng với một hình tượng lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam để mà thể hiện quan điểm của chúng thì quá là ngu dốt. Chúng không hiểu rằng là bản chất 2 việc hoàn toàn khác nhau hay sao, chẳng có sự liên quan nào.
Từ đó chúng đưa ra quan điểm rằng lễ hội của làng Ném Thượng là “văn hóa khỏa thân”. Một điều có thể nhận thấy chung rằng, mặc dù không có chức năng, thẩm quyền nhưng mấy thằng phản động này cứ phán bừa đối với mỗi sự việc trong xã hội mà nhận được sự quan tâm của dư luận. Chúng chẳng cần biết đúng hay sai, cứ nói bừa, nói láo, cốt yếu làm sao để tác động gây dư luận xấu, kích động các luận điệu chia rẽ, tiêu cực. Bản chất của mấy thằng phản động luôn là vậy.
Nguyễn Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét