Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Hiểu thêm về Công an Việt Nam

          Thời gian gần đây, các con Rận lại hướng mũi tập trung vào lực lượng Công an. Vào mấy trang của "Việt Tân", "tuổi trẻ yêu nước", "dân oan"... sẽ thấy ngay mấy tin vịt nào là "Công an đánh dân", "Công an vi phạm pháp luật", rồi kêu gọi mọi người phổ biến, quảng bá. Mục đích của chúng là gì không cần phải suy nghĩ nhiều cũng thấy rất rõ.
          Vậy là bao nhiêu công lao của lực lượng Công an đều bị bọn này phủ nhận cho trôi sông hết thảy. Nhưng dù bọn chúng có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn không thể phủ nhận được sự thật rằng: bình yên trên quê hương đất nước Việt Nam có đóng góp lớn công lao của lực lượng Công an; niềm tin yêu của nhân dân dành cho lực lượng Công an là vô bờ bến. Để hiểu thêm về bản chất và những đóng góp của Công an Việt Nam, tác giả bài viết này muốn nêu lên vài ý kiến của mình.
           Ở bất kỳ nhà nước nào trên thế giới cũng cần thiết phải có đội ngũ an ninh, cảnh sát. Họ là những người làm công tác giữ gìn an ninh, trật tự của quốc gia. Ở Việt Nam đó là lực lượng Công an nhân dân. Cái tên gồm 4 từ này đã nói lên bản chất của lực lượng công an Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc. Cụ thể hơn, công an từ nhân dân mà ra, dựa vào dân mà hoạt động và phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Công an Việt Nam khác biệt hẳn với công an các quốc gia khác, đây không phải công cụ đàn áp mà lực lượng đứng ra để bảo vệ, giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Có thể nói, Công an Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với dân, công an là bạn dân.
          Thời gian qua, trên báo chí cũng như dư luận xã hội phản ánh một số hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sỹ Công an. Từ việc cảnh sát giao thông nhận tiền hối lộ của người tham gia giao thông, cơ quan cảnh sát điều tra làm oan sai dẫn đến xử tù nhầm người đến việc vi phạm lễ tiết, tác phong của công an khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân… Những sự việc trên đây là có thật, làm xấu đi hình ảnh của người công an, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào chính quyền. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Không ít những người bức xúc, chửi mắng thậm tệ, có người thì nhẹ nhàng góp ý và nhiều người thì đang hụt hẫng, tiếc nuối, mất niềm tin.
          Vậy lực lượng Công an nhân dân suy nghĩ sao và phải hành động như thế nào trước thực tế này? Đây là trách nhiệm đặt ra không chỉ của riêng đội ngũ Công an nhân dân mà đó còn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn nhân dân. Bởi lẽ, Đảng, Nhà nước phải chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại theo tinh thần của Hiến pháp 1992. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng được nhân dân tin yêu hơn là góp phần vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công cuộc ấy là một bộ phận của cách mạng nước ta hiện nay thì đó cũng là trách nhiệm của toàn dân. Bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là người trực tiếp phải hành động trước hiện tượng đang diễn ra trong đời sống và công tác công an.
          Sai lầm, tiêu cực thì vẫn có, nhưng nhân dân cần hiểu rõ về công an, rằng: Công an Việt Nam là công an cộng sản, công an không chỉ tốt về mặt đường lối, lý thuyết mà chính cuộc sống đã chứng minh. Báo chí ngày nay là tốt nhưng có có nhiều mặt đáng phải phê bình. Báo chí cần tránh xu hướng thương mại hóa mà hãy tập trung làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phục vụ cách mạng. Những hiện tượng tiêu cực thì đề cập đến quá nhiều, trong khi những tấm gương người tốt, việc tốt thì lại phản ánh có hạn. Mọi người có thể dễ dàng nhận ra điều này từ việc ngẫu nhiên mua một vài tờ báo bán trên thị trường số ra mỗi ngày. Và trong những bài báo viết về những hiện tượng xấu có một phần là phản ánh về lực lượng công an. Phải chăng nhờ những tên tiêu đề, những tít báo giật gân là “nguồn sống hấp dẫn” mỗi ngày, thu hút sự quan tâm lớn của độc giả còn những gì là tốt đẹp lại vắng bóng người xem. Thành ra là nhân dân chưa hiểu hết về lực lượng công an.
Những hình ảnh đẹp của người chiến sỹ công an nhân dân
          Cuộc đời cũng như bản chất của con người đều có hai mặt đối lập. Trong con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Vậy thì cả một lực lượng đông như thế, có một vài người xấu cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, nhân dân cần thông cảm để giúp đỡ công an. Công tác của công an phải đối mặt với những tiêu cực trong đời sống, đấu tranh chống tiêu cực, tội phạm và vi phạm pháp luật. Do đó, nếu không giữ vững bản lĩnh thì rất dễ sa ngã vào những thói xấu, làm phai nhạt hình tượng trong mắt quần chúng.
           Hiện nay nhiều đối tượng cơ hội, bọn “sâu bọ chính trị” đang lợi dụng nhân dân vào những hoạt động chống phá Nhà nước. Chúng kích động nhân dân biểu tình, gây ảnh hưởng về an ninh trật tự. Mới đây nhất là các vụ biểu tình đòi đất, đập phá trụ sở chính quyền, biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông… Nhân dân Việt Nam có đầy đủ nhân quyền, tự do, dân chủ. Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân có quyền biểu tình, phản đối lại những chính sách, hành động bất công. Nhưng có điều nhân dân cần lưu ý:Những vụ việc liên quan đến đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng không hề liên quan đến lực lượng Công an. Nhưng không biết vì lý do gì mà nhân dân vẫn kéo đến trụ sở cơ quan công an, gây mất an ninh, trật tự, làm ảnh hưởng xấu về chính trị - xã hội. Rồi tiện đó, các đối tượng xấu lại lén quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng, lu loa rằng: Công an Việt Nam đàn áp dân lành, vi phạm dân chủ, nhân quyền...
          Cuối cùng, mong nhân dân hãy tích cực giúp đỡ lực lượng Công an trong việc xây dựng lực lượng. Nhân dân chính là lực lượng giám sát gần gũi nhất, hiệu quả nhất để lực lượng Công an nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để từ đó suy nghĩ và hành động thiết thực, đúng đắn. Công an thực sự là bạn dân, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân, nơi nhân dân tin tưởng và gửi gắm yêu thương.
Bố Ku Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com