Ngày 28/11/2013 vùa qua, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày toàn văn Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo này, với 486 đại biểu tán thành trong tổng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết. Một lần nữa, ý nguyện , lòng dân được thu về một mối. Hơn nữa nó còn giáng một đòn nặng nề vào các thế lực thù địch ngày đêm chống phá chúng ta, gây cản trở, can thiệt vào quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp của Đất nước.
Nhìn lại quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp của đất nước. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã tích cực tham gia vào các cuộc tổ chức lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị trong cả nước tổ chức. Với nguyên tắc bất định: Hiến pháp, đạo luật tối cao nhất phải được xây dựng dựa trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Bản dự thảo hiến pháp đã được đưa đến tận tay từng người dân để người dân thảo luận và đưa ra ý kiến. Hàng triệu lượt ý kiến tâm huyết với vận mệnh của đất nước được góp ý thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, mang tính xây dựng với mong mỏi sắp đến nước ta có một bản Hiến pháp mới hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích của đất nước, của nhân dân. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với vận mệnh của đất nước. Và điều này đã đem lại những hiệu quả tích cực khi nhân dân đưa ra những đóng góp, ý kiến xác thực để đến ngày 28/12/2013 vừa qua Bản dự thảo hiến pháp được thông qua, ý nguyện, lòng dân thu về một mối. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình để bản hiến pháp được hoàn thiện như ngày nay. Đất nước chúng ta đã phải hứng chịu rất nhiều áp lực từ các thế lực thù địch mà tiêu biểu là các tổ chức phản động, các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước.
Trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp, các tổ chức phản động lưu vong, bằng tiền và số cơ sở của mình ở trong nước đã móc nối, câu kết với các đối tượng cơ hộ chính trị trong nước để gia tăng các hoạt động chống phá nước ta, thông qua hoạt động sửa đổi hiến pháp để tiến hành các họa động can thiệp, làm thay đổi chế độ, thay đổi hiến pháp theo hướng có lợi cho chúng, Các cá nhân, tổ chức được sự hậu thuẫn từ nước ngoài này đã lợi dụng đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây dựng. Nổi lên là việc một số người tự xưng là “… chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”. Nhóm này công bố danh sách 72 người ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kèm theo “Dự thảo Hiến pháp 2013” (gọi là tài liệu để tham khảo, thảo luận).
Tuy nhiên, có một “sự kiện lạ” là, nhiều người đặt câu hỏi: Có thật là 100% số nhân sĩ, trí thức đã trực tiếp ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như nhóm KN72 công bố? Theo ý kiến của những người có trách nhiệm và tâm huyết đối với sự kiện chính trị quan trọng này, phải có một cuộc họp đủ mặt cả 72 vị nhân sĩ, trí thức có tên trong danh sách của nhóm KN72 đưa ra, mới minh chứng “hai năm rõ mười” về việc ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp như nói ở trên. Khi một số đứng đầu là các phần tử cơ hội chính trị, sau đó là các phần tử phản động. Nguy hiểm hơn, chúng còn nặc danh một số nhân sỹ trí thức để kí tên vào bản kiến nghị.
Về nội dung những kiến nghị của nhóm KN72, mới đọc qua thì ai cũng tưởng đó là ý kiến rất tâm huyết với đất nước, có giá trị thực tiễn và khách quan của nhóm nhân sĩ, trí thức chân chính, theo nhìn nhận của nhiều người thì bao hàm những kiến nghị đó là quan điểm sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, phản động trong nước được sự hà hơi, tiếp sức của bọn cực đoan, phản động nước ngoài sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với việc kiến nghị 72, bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước, thông qua các đài phát thanh, các trang mạng Internet ra sức tuyên truyền, kích động, kêu gọi những người dân nhẹ dạ, cả tin lên tiếng ủng hộ cho chúng, đưa ra các ý kiến có lợi cho chúng, kêu gọi xóa bỏ các điều cơ bản của hiến pháp như Điều 4 Hiếp pháp…Các “lều vịt” như RFA, BBC, RFI,VOA liên tiếp phát các luận điệu tuyên truyền của mình vào trong nước để kích động một bộ phận quần chúng nhân dân, tác động, chuyển hóa về nhận thức của quần chúng nhân dân để quần chúng nhân dân làm sai lệch ý chí và nguyện vọng của họ. Các tổ chức phản động lưu vong đứng đầu là tổ chức Vịt Tân với các tên cốt cán, cầm đầu, những con chó săn như: Bùi Tín, Nguyễn Hữu Vinh…liên tiếp đăng đàn nói xấu quá trình xây dựng hiện pháp của nước ta là không dân chủ, phải đa nguyên, đa đảng, cải cách thể chế chính trị…
Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch bên ngoài, mà tiêu biểu là các nước CNTB, đã không ngừng quan tâm, tác động chúng ta cả về mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao để Hiến pháp nước ta được xây dựng theo hướng có lợi cho hoạt động “ Diễn biến hòa bình “ của chúng.
Nhìn lại quá trình xây dựng Hiến pháp đó, có thể thấy, để có được bản Hiến pháp trọn vẹn, đầy đủ, chứa đựng ý chí, nguyện vọng của nhân dân như hôm nay. Tổ quốc và nhân dân ta đã phải trải qua những bước đường như thế nào. Điều này cũng minh chứng rằng: Sức mạnh, nguồn lực từ lòng dân của nhân dân Việt Nam là vô hạn, sẵn sàng cuốn bay đi bất cứ kẻ thù nào chống lại ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét