Nếu như 6 tháng đầu năm 2013, bức tranh về nhân quyền thế giới còn nhiều mảng tối: các vụ đánh bom, xả súng ở Mỹ, các vụ đánh bom ở Iraq, chiến sự tại Syria... cướp đi sinh mạng của nhiều thường dân, thì tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam được coi là một điểm sáng.
Hiện trường vụ xả súng kinh hoàng tại tòa nhà Hải Quân - Mỹ |
Trong năm 2012, và tổng kết 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng về nhân quyền trên thế giới. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục có những bước phát triển mới tầm cao hơn, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra Việt Nam còn được coi là điểm đến an toàn và hòa bình trên thế giới. Nhìn qua đặc điểm tự nhiên, xã hội có thể nói rằng ngoài những thuận lợi nhất định, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn trong công cuộc từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Với 54 dân tộc anh em sống hòa thuận chung một mái nhà Việt Nam, giữa các dân tộc luôn có sự đoàn kết chặt chẽ, gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân, không có sự phân biệt vị trí, vai trò, mỗi dân tộc là một bộ phận không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam. Mặt khác, không chỉ có sự đa dạng về dân tộc, Việt Nam còn là một quốc gia với sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo khác nhau như: đạo phật, đạo tin lành, thiên chúa giáo,…. tương tự như các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi tôn giáo khác nhau với phong tục, tín ngưỡng khác nhau nhưng luôn có sự đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa người theo đạo và người không theo đạo, cùng sinh hoạt và hoạt động theo pháp luật, tôn trọng và bình đẳng, không phân biệt, chia rẽ giữa các tôn giáo, có thể thấy, mặc dù phong tục, tín ngưỡng khác nhau nhưng trên cùng 1 lãnh thổ, mỗi tôn giáo đều có sự đan xen, không có sự phân biệt rõ về lãnh thổ địa lý.
Với truyền thống dân tộc nghìn đời nay, Việt Nam luôn được đánh giá là đất nước hòa bình, phát triển tăng đều hàng năm về mọi mặt và khối đại đoàn kết toàn dân luôn được giữ vững, giữa các dân tộc khác nhau, giữa các tôn giáo khác nhau không có bất kì sự phân biệt, chia rẽ nào, tất cả cùng đoàn kết, thống nhất, cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước. Không kể đồng bằng hay miền núi, không kể thiểu số hay đa số, không kể người kinh hay người Mông, không kể theo đạo hay không theo đạo,…tất cả đều là người con chung của dân tộc Việt Nam, đều được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặt lợi ích chung của dân tộc lên hàng đầu. Có thể thấy trong những năm bắt đầu mở cửa giao lưu, phát triển với thế giới, cùng góp phần vào sự phát triển của toàn cầu, đóng góp to lớn vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, đặc biệt là đóng góp trong việc phát huy truyền thống dân tộc, sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới, mỗi tôn giáo, dân tộc Việt Nam đều là một bộ phận gắn bó với các tôn giáo, dân tộc khác trên thế giới. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định :“Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người”. với những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi như vậy, với những đóng góp không hề nhỏ với thế giới chung như vậy, Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong nhiệm kì 2014 - 2016. Việt Nam trở thành một trong những ứng viên quan trọng trong các nước Trung Quốc, Jordani, Maldives, Ả Rập Xê Út tích cực góp phần vào sự nghiệp nhân quyền chung của nhân loại
Việt Nam chung tay vì một thế giới hòa bình |
Vậy mà các đối tượng thù địch với âm mưu luôn luôn chống phá Đảng, Nhà nước, liên tục xuyên tạc, tuyên truyền, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Với những lời nói sáo rỗng, vô căn cứ, các đối tượng cơ hội chính trị đã phản ánh hoàn toàn sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, không ngừng chống phá, xâm phạm các lợi ích của dân tộc, gây mất đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo,…. Chính những nhà rân chủ này vi phạm, xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ rồi tự mình kêu ca, ăn vạ rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, áp bức dân tộc, tôn giáo. Lại còn lớn tiếng nêu ra một số ví dụ về các vụ án gần đây như: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Hải Điếu Cày,…. Xin lỗi chứ tất cả ự thật về những con người đó đã được chứng minh về bản chất như thế nào và họ cũng đã nhận hành vi sai trái của mình. Thử hỏi các nhà rân chủ, nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền thế giới thì liệu mọi công dân có được tự do sinh sống và sinh hoạt, tự do phát triển, được tạo mọi điều kiện tốt nhất, quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
Chỉ những con người không biết lòng tự hào dân tộc, không có tinh thần xây dựng và phát triển đất nước mới đi bán rẻ danh dự cho bọn phản động để chống lại đất nước mà mình sinh ra, nói xấu về dòng máu mà mình đang mang, xuyên tạc trắng trợn về tình hình nhân quyền Việt Nam: “Tỷ lệ thiếu nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Hmong, Lào, và người Thượng Tây Nguyên bị các quan chức chính quyền và giới chức quân sự tham nhũng tại Việt Nam và Lào bắt cóc, cưỡng ép hôn nhân, và buộc hành nghề mãi dâm. Liệu những con người như thế có xứng đáng để nói về nhân quyền của cả một dân tộc hay không? Hay chỉ là tay sai cho bọn cơ hội chính trị, trở thành công cụ cho các bọn phản động lợi dụng để tuyên truyền, bóp méo, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam. Nên chăng các nhà rận chủ cần được đào tạo lại về đạo đức xã hội, cần được hiểu thế nào là lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Dương Gia Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét