Dân vi bản
I, Quan điểm lấy dân làm gốc trong lịch sử.
Trong lịch sử cách đây hàng ngàn năm, một vị vua nổi tiếng của Trung Hoa là Đường Thái Tông Lý Thế Dân với kinh nghiệm đúc rút cả cuộc đời mình, ông đã từng nói: “vua là thuyền, dân là nước- nước có thể nâng thuyền cũng có thể lật thuyền”.
Trong lịch sử dân tộc, cách nay hơn 700 năm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn-một vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc trước lúc mất cũng đã trăn trối một quan điểm rằng: “khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”.
II, Quan điếm lấy dân làm gốc trong 30 năm chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong thời đại cách mạng vô sản, các nhà lí luận cũng nhân ra một điều rằng: nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, nhân dân là gốc của cách mạng.
Qua đó, ta nhận thấy một điều rằng, trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go và phức tạp nhân dân là người quyết định thành bại của cách mạng.
Đảng ta, từ khi ra đời đã quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc với khẩu hiểu đoàn kết cả dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, nhờ vậy mà qui tụ được sức mạnh của cả dân tộc. Trong cuộc cuộc cách mạng tháng Tám lịch sử, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ với 5000 đảng viên, nhưng dưới sức mạnh “nâng thuyền” của hơn 23 triệu đồng bào mà nhân dân ta đã giành được nền độc lập, viết cáo chung cho chế độ phong kiến hàng ngàn năm, chế độ thực dân phát xít hàng gần 100 năm mà khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngay từ những ngày đầu non trẻ, chính quyền cách mạng đã đứng trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, phải đối phó với đủ mọi khó khăn mà khó khăn lớn nhất là nạn thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, nhờ có gốc rễ, cội nguồn vững chắc là quần chúng nên ta đã vượt qua mọi khó khăn mà gìn giữ được chính quyền cách mạng non trẻ. Chính quyền cách mạng không những đánh tan được bon nội phản Việt Quốc, Việt Cách mà còn tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến đánh bại quân Pháp (1945-1954) làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” và buộc chúng phải ký hiệp định Giơ ne chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Pháp còn chưa đi thì đế quốc Mỹ đã nhảy vào Việt Nam lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chúng lê máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát những người yêu nước và cộng sản, khủng bố quần chúng. Lực lượng cách mạng đã gặp phải những tổn thất cực kỳ to lớn tưởng như không thể khôi phục. Tuy nhiên, chính quyền cách mạng như 1 cây đại thụ với bộ rễ vững chắc là quần chúng nên chúng ta đã nhanh chóng khôi phục và đánh cho địch những đòn choáng váng: trải qua 21 năm chiến tranh cách mạng chống đế quốc và tay sai, với gốc rễ, cội nguồn vững chắc là nhân dân, dưới sự lãnh đạo sang suốt của Đảng mà nhân dân ta lần lượt giành được những thắng lợi to lớn: Đồng khởi (1960), Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968), chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng trong mùa xuân lịch sử 1975..đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào thu non sông về một mối.
III. Lấy dân làm gốc trong thời kì hiện nay
Do có những hạn chế nhất định nên hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng và Việt Nam nói chung rơi vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-xã hội trong những năm 80 của thế kỉ XX. Hậu quả là ở nhiều nước Đông Âu, quần chúng nhân dân bị bọn phản động kích động và mất lòng tin vào chính quyền đã đứng lên biểu tình, bạo loạn. Các Đảng lãnh đạo mất quyền lãnh đạo trong tuyển cử tự do, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu và sau đó Liên Xô.
Ở Việt Nam, lợi dụng tình hình đó các phần tử phản động trong và ngoài nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng một cách quyết liệt. Điều gì đảm bảo cho Việt Nam sẽ không trở thành một Đông Âu thứ hai? Đó chính là “lòng tin của quần chúng vào Đảng, vào chính quyền”, nhân dân ta vẫn tin vào Đảng tiên phong lãnh đạo. Kết quả là chúng ta đã bẻ gãy mọi âm mưu bạo loạn, lật đổ, vượt qua khủng hoảng kinh tế, đất nước ngày nay đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
Luận cho cùng thi có một điều đơn giản rằng “ lấy dân làm gốc” là một quan điểm luôn đúng trong mọi thời đại. Chính quyền nào vì quyền lợi nhân dân, được nhân dân tin, nhân dân ủng hộ thì luôn đứng vững; chính quyền nào mất lòng tin ở nhân dân, không được nhân dân ủng hộ thì ắt sẽ tự tiêu vong.
Chúng ta nên nhớ rằng: năm 1917 với 200.000 đảng viên Đảng Bôn sê víc Nga đã làm nên cách mạng tháng 10, năm 1941-1945 Liên Xô với 2 triệu Đảng viên Cộng sản đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đánh bại Đức phát xít hùng mạnh, nhưng năm 1991 với 20 triệu Đảng viên nhưng Liên Xô lại sụp đổ. Đó là bài học nhãn tiền về lòng tin của quần chúng với chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Vũ Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét