Ngày 13/2/2013 trên trang blog danlambao.com có đăng tải bức thư của cháu Nguyễn Trung Đức gửi các nhà rận chủ và các nhà yêu nước giả tạo với nội dung kêu cứu cho mẹ là phạm nhân Hồ Thị Bích Khương. Trong bức thư đó, cháu Đức đã trình bày về gia cảnh của mẹ, những vất vả của mẹ khi ở trong tù mà nguyên nhân là do cán bộ quản giáo gây ra. Sự thật như thế nào? Ai là người đứng đằng sau bức thư đó. Để có thể lý giải được những câu hỏi đó phải bắt đầu từ nhân thân của Hồ Thị Bích Khương.
Hồ Thị Bích Khương là ai và vì sao phải chấp hành hình phạt tù ở Trại giam số 5 Công an tỉnh Thanh Hóa. Hồ Thị Bích Khương sinh năm 1967, trú quán tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người nông dân chân lấm tay bùn thị không những không lo lao động sản xuất và nuôi dạy các con ăn học nên người mà liên tiếp thực hiện các hành vi phạm tội. Minh chứng cho điều đó là năm 2005 Hồ Thị Bích Khương bị tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội xử phạt 6 tháng tù về tội “gây rối trật tự công cộng”, tháng 4 năm 2008 Hồ Thị Bích Khương lại bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An tuyên phạt hai năm tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, Ngày 29/12/2011, Khương lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 5 năm tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với Thị, việc ra tù vào tội đã là thói quen và bản chất của thị cũng không thay đổi. Hiện tại chị đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam số 5 Công an tỉnh Thanh Hóa nhưng luôn vi phạm kỉ luật của trại, chống đối, liên hệ với các đối tượng ngoài xã hội để mong muốn tranh thủ được các thế lực thù đich nhằm gây sức ép để được trả tự do.
Chính xuất phát từ điều đó nên Hồ Thị Bích Khương luôn bày trò kêu cứu ở trong trại, vu cáo là mình bị đánh đập, đau ốm không được nhân viên y tế chăm sóc, lao động nặng nhọc...Liệu ai có thể tin những điều chị nói khi nhân thân của chính chị đã tạo sự ngờ vực lớn cho dư luận.
Mặt khác, quy định về chế độ giam giữ đã được thể chế hóa trong luật: “Thi hành án hình sự” được Quốc Hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong đó, chương 3 tại mục 1 và mục 2 từ điều 21 đến điều 49 đã quy định rõ về chế độ chấp hành hình phạt tù như về ăn ở, sinh hoạt, y tế, buồng giam...Vì vậy, không có tình trạng Hồ Thị Bích Khương bị phạm nhân nữ cùng buồng giam đánh đập, bị thương ở vai nhưng không được nhân viên y tế chăm sóc, không được ăn uống đầy đủ... như trong thư của cháu Đức trình bày.
Tất cả nội dung của bức thư là hoàn toàn bịa đặt. Sự thật ở đây là Hồ Thị Bích Khương không có ý thức chấp hành hình phạt tù, trong khi các phạm nhân khác luôn cố gắng rèn luyện, cải tạo thì Khương luôn có ý thức chống đối, vi phạm các quy định của trại, vu cáo cho cán bộ quản giáo có ác cảm với mình...Và điều đáng buồn là chị lại sử dụng chính con mình ra để làm trò viết thư kêu cứu gửi đến các nhà rận chủ. Ngay cả con đẻ của mình mà chị còn lợi dụng thì những chuyện khác chị dám làm là điều dễ hiểu. Đáng lẽ, với tư cách là một người mẹ, nếu chị thương con, lo cho con thì phải tích cực cải tạo để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật nhanh chóng được trở về đoàn tụ với gia đình, dành thời gian để chăm lo cho tương lai cháu Đức nhưng thật không ngờ chị lại làm vậy. Tôi thấy thương cho chị và thương hơn cho cháu Đức có một người mẹ như vậy.
Thực tế, chung quy lại việc bày trò của Hồ Thị Bích Khương không thể che dấu được sự thật là bản chất chống phá nhà nước Việt Nam của chị không thay đổi, chị là người ích kỉ, chỉ vì mình mà quên đi tình mẫu tử, quên đi trách nhiệm của một người mẹ đối với con. Chính chị và đằng sau chị là các thế lực thù địch đang cố tình gieo vào đầu cháu Đức những tư tưởng đen tối của mình... Theo tôi, chị nên tỉnh ngộ vì ba nguyên nhân: Thứ nhất là vì tương lai của con chị, thứ hai Việt Nam là nhà nước Pháp quyền mọi công dân đều bình đẳng với nhau trước pháp luật kể cả trong việc thi hành án phạt tù và thứ ba Việt Nam là quốc gia độc lập có chủ quyền không một Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào có thể can thiệp, gây sức ép được trong bất cứ hoàn cảnh nào và để thực hiện mục đích không chính đáng./.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét