Trước nay trong giới dân chủ đã có lắm tác phẩm ra đời, làm trò cho thiên hạ, bị ném đá, chê cười, không ai đếm xỉa. Từ Cò Hồn xã Nghĩa của Phạm Thành, Đèn Cù của Trần Đĩnh. Nay lại đến một tác phẩm nghe có phần dị hơm không kém với cái tên rất thu hút nhưng vô ý nghĩa đó là Nhảy Múa để chết của tác gia Nguyễn Viện. Tác giả xin có entry bàn về tác phẩm này như sau:
Bản thân tôi chẳng bao giờ đọc mấy tác phẩm này cả, nó chẳng ra hệ thống gì, chẳng phải là lành mạnh gì nên chẳng bao giờ để ý. Nhưng do tác giả Trịnh Bình An của blog Bà Đầm Xòe đề cập đến nên tôi xem qua để biết. Chỉ thấy rặt một thứ từ đầu tới cuối đó là tác giả Trịnh Bình An này khen tác phẩm hay, rồi còn nâng bi tên Nguyễn Viện kia bằng cách so sánh hắn với Shakespeare, Dostoyevsky “ Ta lại thấy đâu đó bóng dáng một Hamlet của Shakespeare hay một Raskolnikov của Dostoyevsky.”
Đúng là mèo mả gà đồng với nhau có khác, tâng bốc cho nhau nhiệt tình. Trong khi chẳng có ai biết đó là tác phẩm viết về cái gì cả. Shakespeare hay Dostoyevsky là những văn hào vĩ đại tầm cỡ thế giới, các tác phẩm đều mang tính đại chúng. Đằng này một tên văn tép, văn nô bồi bút thuộc hạng ếch ngồi đáy giếng viết ra dăm ba câu chữ bệnh hoạn cũng tâng bốc lên ngang hàng với đại văn hào. Rõ là tên Trịnh Bình An kia cũng một lò tâm thần hoang tưởng của đám dân chủ mà ra.
Những cái giống ngu lại hay tỏ ra nguy hiểm là thế. Viết lách đã chẳng ra ngô ra khoai gì lại còn lắm chuyện, đòi làm người nổi tiếng. Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm có giá trị về nội dung và đẹp đẽ, chỉn chu về hình thức. Giá trị của tác phẩm nằm ở chỗ nó phục vụ cho xã hội, giúp ích cho con người về mặt tinh thần, về mặt định hướng cách suy nghĩ, tiếp cận tri thức cũng như đưa lại các giá trị nhân văn cao đẹp, lành mạnh. Và trải qua thực tế phải là các tác phẩm sống cùng năm tháng, được đón nhận sâu rộng trong giới người đọc. Chẳng hạn như các tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, theo thời gian vẫn là những tác phẩm không bao giờ chết. “Văn học không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối mà phải là những tiếng nói cất lên từ những kiếp lầm than” là như thế. Đó là chân lý cho người cầm bút.
Đằng này tên Nguyễn Viện kia có chút chữ nghĩa, không giúp ích được gì cho đời thì chớ. Lại còn đưa ra một tác phẩm mà về nội dung thì bệnh hoạn, nhầy nhụa, tởm lợm. Tác phẩm mà có một nhân vật chính lại là kẻ đi lang chạ, quan hệ tình dục với cả 3 chị em. Hình thức chỉ là một kết cấu tạp nham phi logic các lời đối thoại ngắn giữa các nhân vật. Thật không dễ hiểu chút nào ý tứ của tên Nguyễn Viện kia muốn gieo rắc vào là gì cả. Nhưng dễ thấy rằng tác phẩm là một thứ không có giá trị, và chỉ là thứ lấy một vài hiện tượng xã hội, ẩn dụ cho rằng chính thể hiện nay là xấu xa và đổ lỗi cho tất cả đó là do chế độ.
Trong mỗi xã hội đều có những góc khuất, những vấn đề còn tồn tại mà khó có thể giải quyết ngay một lúc, khó có thể giải quyết một cách triệt để. Nhưng đó có thể chỉ là những mảng nhỏ bên cạnh một mảng lớn sự tích cực và huy hoàng. Điều cốt yếu đó là mỗi công dân, từ quan tới dân biết chung tay, góp sức để ngăn chặn điều xấu, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Bản thân những nhà văn là những người có đầu óc nhạy cảm, dễ nhận thấy những điều đó, nhất là dễ dàng cảm nhận được những tồn tại tiêu cực của xã hội. Nhưng không có nghĩa là xúc xiểm, lấy đó làm căn cứ cho các tác phẩm của mình, đả kích chế độ, chà đạp lịch sử, xuyên tạc sự thật chỉ vì lợi ích cá nhân.
Tuy “Nhảy múa để chết” là một tác phẩm được nhà xuất bản hải ngoại Tiếng Quê Hương USA xuất bản, nhưng chắc chắn sẽ chẳng ai để ý đến vì không có tính đại chúng. Chẳng mấy chốc mà chết yểu. Rồi số phận của những tác phẩm hời hợt, bệnh hoạn sẽ rơi vào quên lãng như nó chưa từng có mặt trên cõi đời này.
Quốc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét