Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Tiếp tục phát huy hiệu quả từ Nghị định 72, nỗi khiếp sợ của blogger phản động

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Thông tin đưa lên mạng không cấm được mà phải đưa đúng. Những tin nào chưa đúng làm người dân phân tâm thì phải nói lại để xã hội hiểu đúng" . Đây được xem như là quan điểm của rõ ràng về hoạt động đưa các thông tin lên mạng Internet vừa qua sau khi Nghị định 72 có hiệu lực. Chúng ta cũng biết, các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị trong nước, đặc biệt là các blogger phản động từ sau khi chuyển sang phương thức “diễn biến hòa bình” thì triệt để sử dụng và lợi dụng Internet để làm môi trường tuyên truyền, quảng bá những luận điệu xuyên tạc, sai trái của mình, đưa những thông tin trái chiều, nói xấu Đảng, nhà nước, vi phạm nghiêm trọng về các quy định của Nghị Định 72 về quản lý, sử dụng và cung cấp thông tin trên mạng Internet.
          Trong những năm gần đây, hàng loạt các trang mạng phản động được thành lập với mục đích kêu gọi tập hợp những kẻ phản động, cơ hội chính trị trong nước lại với nhau với luận điệu về xã hội dân sự, bằng cách tuyên truyền thông qua các bài viết, các trang blogger với nhiều tên gọi khác nhau nhưng thực chất đứng sau là tổ chức phản động Việt Tân kích động. Chẳng biết lý tưởng của chúng cao đẹp như thế nào nhưng bằng tất cả mọi cách, chúng bới móc, soi mói các hoạt động của Đảng và nhà nước để đưa những thông tin sai sự thật nhằm tạo dư luận trái chiều, gâu mâu thuẫn trong các luồng thông tin xã hội. Chúng luôn rêu rao vì mục đích nhân quyền, vì mục đích dân chủ nhưng chính chúng lại không có dân chủ, vì chúng làm việc theo sự chỉ đạo của các thế lực thù địch nước ngoài, chúng viết bài, chúng kêu ca và chúng được trả tiền tài trợ theo số lượng bài chúng viết, càng phản động càng được nhiều tiền. Kết quả là chúng phải trả giá bằng những hình phạt thích đáng của pháp luật, bằng sự mu muội của bản thân nhưng có vẻ như những tấm gương này không làm cho những kẻ khác tỉnh giấc như: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Hải Điếu Cày, …
          Chúng ta có thể thấy rằng mạng Internet mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng đồng thời cũng tồn tại rất nhiều mặt trái tác động trực tiếp đến lượng thông tin mà người dùng tiếp cận, đó có thể là những nguồn thông tin chính thống, hoặc cũng có thể là những nguồn thông tin tự do không có tính xác thực. Tham gia vào mạng xã hội hoặc tìm hiểu các thông tin khác trên mạng chúng ta sẽ gặp vô cùng nhiều luồng thông tin trái chiều khác nhau đòi hỏi trách nhiệm của mỗi người dùng là phải cảnh giác với những thông tin sai lệch, biết lựa chọn và chọn lọc thông tin sao cho không phải mắc bẫy vào những thông tin kiểu nửa đúng, nửa sai làm mơ hồ trong nhận thức cũng như sử dụng thông tin đó.
          Việt Nam đang từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật, trong đó bước tiến đầu tiên là Nghị định 72 ra đời nhằm quản lý, siết chặt việc sử dụng các thông tin trên mạng Internet. Bất kì xã hội nào cũng cần có pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội chung, và mạng Internet cũng là một xã hội ảo cần được quản lý giám sát. Trong thời gian vừa qua, các blogger phản động luôn kêu ca về các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin mạng Internet bởi vì chúng sợ pháp luật, chúng sợ bị trừng phạt, chúng sợ bởi vì chính chúng là những người vi phạm, có tật giật mình, chúng muốn được tự do thông tin để có thể thoải mái nói gì thì nói viết gì thì viết, càng nói phản động nhiều, càng viết phản động nhiều thì chúng mới có tiền viện trợ từ bọn phản động.
          Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ có giá trị rất lớn trong việc đẩy mạnh tự do thông tin đối với người sử dụng, khuyến khích các luồng thông tin chính thống, ngăn chặn các luồng thông tin sai trái, phản động, mang tính tiêu cực. Tổng kết 1 năm vừa qua Năm 2014, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã cung cấp gần 49.000 tin, bài và hơn 10.000 ảnh; cập nhật đăng tải gần 2.000 văn bản quy phạm pháp luật; hơn 3.600 văn bản chỉ đạo, điều hành; 104 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; 34 chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời”; 162 chương trình sự kiện tuần; 51 chương trình “Người dân và Chính phủ”; 236 bản tin Vietnam Online; tổ chức 15 tọa đàm trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hơn 4.300 phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải đáp.Rõ ràng Việt Nam đã và đang thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sử dụng thông tin trên Internet, giúp làm sạch các luồng thông tin đa dạng trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng có thể tiếp cận những thông tin chính sách, ngăn chặn các hành vi phá hoại, lợi dụng Internet để tuyên truyền, xuyên tạc các đường lối, chính sách của Đảng, và nhà nước các quy định của pháp luật.
 Đại An
                                                                                        


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com