Hiến pháp 1992 được sửa đổi và thông qua ngày 28-11-2013, với số phiếu rất cao, gần như tuyệt đối, mang tên Hiền pháp 2013. Hiến pháp mới có những điểm mới so với trước đây từ tên gọi, Những nội dung thay đổi nhằm phù hợp với sự phát triển hiện nay của đất nước. Đại đa số các đại biểu tán thành việc giữ nguyên một số điều của Hiến pháp trước đây như vai trò và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hôi chủ nghĩa duới sự lãnh đạo tập trung của Nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân…Một lần nữa nguyện vọng, ý chí của nhân dân đã thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự thật không thể chối cãi, nó cho thấy sự tập trung, thống nhất ý chí trong xã hội.
Tuy nhiên, một số người chú ý theo dõi vấn đề này lại có những thái độ không đồng tình ủng hộ việc một số điều trong Hiến pháp vẫn giữ nguyên như vai trò lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nhiều thành phần, đất đai là sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý… Những vấn đề này không được thay đổi đối với những người đó coi như là sự phẫn uất, là không có dân chủ trong nhân dân, là không thể hiện đúng nguyện vọng chính đáng của nhân dân…Thực tế đã chứng minh vấn đề này.
Chúng ta đã biết Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tính đên nay đã được 83 năm, đó là quãng đường đó gắn liền với sự phát triển của đất nước. Trong thời gian đó, Đảng cộng sản mà đứng đầu sáng lập là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt Đảng toàn dân tộc đánh thắng các cuộc đấu tranh dân tộc mang lại hòa bình, độc lập, chủ quyền, mang lại cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Đất nước ta chỉ có một Đảng duy nhất đó là chính đảng của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận rằng công lao to lớn mà Đảng đã mang lại cho cách mạng, cho nhân dân. Tuy chí là một Đảng nhưng có sự đoàn kết, thống nhất ý chí trong đọi ngũ đảng viên đã mang lại những thành quả to lớn cho ngày hôm nay. Như vậy, việc thành lập đa nguyên, đa đảng liệu có còn cần thiết trong khi đó chỉ với một chính đảng duy nhất mà đât nước ta đã gặt hai được những thành quả to lớn như ngày hôm nay và tự hào ngẩng cao đầu với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Những người có tư tưởng rằng trong sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn giữ nguyên một chính đảng duy nhất và độc tôn là một cái gì đó không thể hiện sự dân chủ trong nhân dân, không nói lên tiếng nói của dân thì nay hãy xem lại. Thử hỏi nếu không có Đảng thi giờ có ngày hôm nay hay không? Người có những tư tưởng đi ngược với thực tế hiện nay đã có những đóng góp gì cho đất nước hay chỉ ngồi đó mà suy nghĩ viển vông rồi đưa ra những ý kiến làm ảnh hưởng đến nhận thức của những người xung quanh?
Sự phát triển của đất nước hiện nay và mai sau đều có công lao to lớn và sự đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đất nước có phát triên bền vững một phần to lớn là có sự lãnh đạo sáng suốt của một chính đảng duy nhất đó là Đảng Cộng sản Việt Nam và được quy định cụ thể, rõ ràng trong Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở để xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đi theo con đương xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn.
Những tư tưởng, luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng thực chất chỉ là cái vỏ mà bên trong đó không hiểu được giá trị sâu sắc, những ảnh hưởng từ bên ngoài làm tác động đến nhận thức của con người chỉ thấy những lợi trước mắt mà không nghĩ đến lâu dài. ? Những thành quả mà chúng ta đang hưởng đó là công lao vĩ đại mà đảng ta đã mang lại nay lại muốn chối bỏ để thay vào đó là đa nguyên, đa đảng khi đó sự thống nhất có còn tồn tại hay đi ngược lại với những gì mà ta đang có? Đi ngược lại thực tế khách quan của công cuộc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Những kẻ ăn không ngồi dồi, muốn được làm người nổi tiếng thì hay đưa ra những nhận định gây sock với mục đích được mọi người chú ý đến mình. Như trong bài viết của Lý Thái Hùng trên trang viettan.org ngày 24/11/2013 nhận định “nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn một khối” hay “nó đã bị chấn thương trầm trọng”… rồi ông ta đưa ra nhận định “nội dung dự thảo hiến pháp sẽ được thông qua vào ngày 28 tháng 11 tới đây, nhưng tỷ số bỏ phiếu sẽ không còn “nhất trí” như những lần tu sửa trước”… Nhưng thực tế đã diễn ra như thế nào? Vẫn là một kết quả gần như tuyệt đối. Đây chẳng khác nào “một cái tát” cho những loạn ngôn mà Lý Thái Hùng đưa ra. Qua đây ta cũng thấy sự thống nhất cao trong Đảng cũng như Quốc hội, không như luận điệu của một số kẻ lợi dụng tình hình đất nước có nhiều chuyển biến phức tạp, đứng trước những nguy cơ, thách thức để trục lợi, có những luận điệu xuyên tạc, làm nhân dân hiểu lầm về Đảng, về Chính phủ.
Cũng theo nhận định của họ Lý, Đảng có “nguy cơ bùng vỡ nội bộ”. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả thực tế thì những nhận định này đúng là sự bẽ bàng dành cho Lý Thái Hùng. Không hiểu sau khi nhìn thấy kết quả bỏ phiếu, ông ta có thấy xấu hổ nhục nhã vì những nhận định thiếu căn cứ, cơ sở của mình hay không? Nếu là một người còn liêm sỉ, chắc hắn ta phải tìm ngay cái “lỗ nẻ” nào đó mà chui. Gần như nhận định, phân tích dài hàng trang của họ Lý đều bị thực tế phũ phàng phủ định hết. Đảng ta vẫn thống nhất, vẫn là một khối vững chắc và vẫn đủ khả năng lãnh đạo quần chúng, điều hành đất nước tiến lên trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Bố Ku Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét