Những năm gần đây, trong khi mà xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước Asean nổ ra và ngày một tăng cao thì mọi con mắt đều đổ dồn về vấn đề biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong khi đó, một loại hình xâm nhập mới được được các nước đặc biệt đó chính là xâm lược “mềm”. Có thể thấy, đây là một học thuyết chiến tranh mới đã được đưa ra và đang được một số nước áp dụng rất thành công. Không có bất kỳ cái tên chuẩn xác nào được đặt cho hình thức chiến tranh và xâm lược này nhưng với nhiều cái tên khác nhau có thể liệt kê ra ở đây gồm ''Chiến tranh mềm, xâm lược mềm..."
Có thể hiểu một cách khái quát xâm lược mềm ở đây là các hình thức xâm lược mà đối tượng xâm lược ở đây không phải là xâm chiếm đất đai nữa mà chính là ở mối quan hệ ''lệ thuộc''. Mối quan hệ này khác hoàn toàn với mối quan hệ kiểu Pháp, Anh xây dựng các nước thuộc địa cũ. Mà lệ thuộc ở đây là sự lệ thuộc nặng nề hơn rất nhiều, đó là sự lệ thuộc về văn hóa.
Ngày nay, một số nước hùng mạnh như Mỹ, Pháp vẫn tìm các hướng đến các cuộc chiến tranh nhằm tìm kiếm ''sự ảnh hưởng'' của mình tại các quốc gia kém phát triển và giàu nguyên liệu. Mà thực tế đó chính là các cuộc chiến tranh đẫm mãu như các cuộc chiến tranh Iraq, Afghanistan, Lybia...Hay Mỹ và các nước Phương Tây tìm cách can thiệp, gia tăng các hoạt động bạo loạn, lật đổ ở các nước Bắc Phi và Trung Đông để dựng lên các chế độ thân Mỹ, phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ. Bên cạnh đó, một số khác hướng đến một số hình thức xâm lược mới đó là các hình thức tìm kiếm thị trường thông qua sự ảnh hưởng về văn hóa. Đó là một cách xâm lược mềm điển hình.
Các thường hợp đã và đang sử dụng chiến lược chiến tranh kiểu mới này tiêu biểu như Trung Quốc. Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, Trung Quốc gia tăng cường các hoạt động sản xuất và được ví như một công xưởng khổng lồ của thế giới. Với mặt hàng đa dạng, giá thành rẻ, hàng hóa Trung Quốc đang dần phủ kín các thị trường lớn như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ- La Tinh…Cùng với sự phát triển về thị trường đó là sự du nhập, truyền bá phát triển văn hóa của Trung Quốc đến các quốc gia này để gia tăng sự ảnh hưởng, tác động đến quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, điển hình cho trường hợp này có thể kể đến Hàn Quốc và sự ảnh hưởng văn hóa tới các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, sự đầu tư và phát triển phim ảnh, âm nhạc của Hàn Quốc để phổ biến nó qua các nước như Việt Nam và các nước Châu Á đã mang lại những hiệu quả to lớn với nền công nghiệp Hàn Quốc. Các ngành công nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất qua việc này đó là thời trang, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như điện thoại, điện tử, máy tính…Kèm theo đó, cùng với các hoạt động ngoại giao, giao lưu kinh tế cộng với các chính sách khuyến khích đầu tư của nước sở tại. Qua đó, các tập đoàn tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các nước sở tại với một nguồn nhân công rẻ mạt và nguồn nguyên liệu giá rẻ. Kéo theo sự phát triển, du nhập đó là sự ảnh hưởng tác động rất lớn đến một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên. Những cảnh tượng như: “hôn ghế thần tượng Kpop”; “Đòi giết cha mẹ khi nói xấu thần tượng”…Đã để lại những hiệu ứng xấu trong dư luận.
Còn các anh chị “rận chủ” ngày đêm chống phá đất nước ta. Có thể thấy, chúng đã bị “nhồi sọ” những giá trị của Mỹ và Phương Tây đến một cách nghiêm trọng. Những cái tên như: Lê Quốc Quân, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Lân Thắng… Dó cũng là những tư tưởng, là văn hóa, là tác động của “xâm lược mềm” của nước Mỹ và Phường Tây.
Xâm lược mềm là một hình thức hiệu quả mà gần như không vấp phải bất kỳ một sự kháng cự nào từ phía các nước ''lệ thuộc''. Cái hệ quả nặng nề nhất có thể nói đến đó là sự mất bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra một thế hệ trẻ thiếu sức chiến đấu, lệ thuộc nặng nề về văn hóa. Qua đó, các giá trị văn hóa gốc dần mất đi và thay thế vào đó là các hình thức biến tướng của văn hóa ngoại lai. Đây có thể là một mối lo lớn trong công cuộc xây dựng “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành hiện nay. Nếu chúng ta nhận thức không đúng, không đầy đủ và không có hành động thiết thực, cần thiết để chống lại các ảnh hưởng tiêu cực này thì nguy cơ chúng ta mất đi các giá trị văn hóa truyền thống là rất lớn.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét