Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Xây dựng thương hiệu cho Trường Sa

Cờ Tổ quốc tại đảo Trường Sa Lớn
Thương hiệu sản phẩm  dấu hiệu gắn liền với tên tuổi của nhà sản xuất. Theo nghĩa đó, thương hiệu Trường Sa là khái niệm dùng để chỉ những sản phầm hàng hóa hoặc dịch vụ do quân và dân huyện đảo Trường Sa tạo ra (Nhà sản xuất) tại Trường Sa và có dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, bao bì sản phẩm là “Trường Sa”.
Như vậy, Thương hiệu Trường Sa có 3 bộ phận cấu thành là:
-Sản xuất tại Trường Sa (Thuộc chủ quyền Việt Nam)
-Do quân và dân trên huyện đảo Trường Sa tạo ra
-Có dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì của sản phầm là “Trường Sa”
Ý nghĩa xây dựng thương hiệu Trường Sa?
Trước hết, xây dựng thương hiệu Trường Sa là để khẳng định chủ quyền Việt Nam trên huyện đảo Trường Sa
Hai là: tạo nguồn thu cho Trường Sa từng bước tự lực phát triển và dần có đóng góp cho đất nước
Ba là: tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân với Trường Sa. Quân và dân cả nước luôn ủng hộ tối đa cho Trường Sa cả về vật chất và tinh thần thì tất nhiên sẽ ủng hộ những sản phẩm do quân và dân Trường Sa làm ra. Trước hết là để phục vụ nhu cầu của mình sau là để thể hiện tình cảm của mình với Trường Sa. Sự quan tâm to lớn của quân và dân cả nước tới Huyện đảo Trường Sa chính là một sự đảm bảo cho thành công của Thương hiệu Trường Sa cũng như những sản phẩm cho quân và dân Trường Sa
Thuận lợi khi xây dựng thương hiệu Trường Sa?
Vấn đề Trường Sa hiện nay là vân đê nóng, cả nước đang hướng về Trường Sa vì vậy những sản phẩm kinh tế  ở các 3 lĩnh vực nông –lâm-ngư;công nghiệp xây dựng và địch vụ tại Trường Sa chắc chắn sẽ được nhân dân trong cả nước hết sức ủng hộ. Nếu Trường Sa tranh thủ được sự ủng hộ to lớn này thì không những làm giảm sự lệ thuộc vào đất liền mà từng bước làm Trường Sa tự chủ về kinh tế và thậm chí tao nguồn thu cho đât liền
Hiện nay, Đảng và nhà nước đang có nhiều chính sách lớn nhằm ưu tiên cho phát triển Trường Sa, đây là một thuận lợi lớn cho quá trình xây dựng thương hiệu Trường Sa
Khó khăn khi xây dựng thương hiệu Trường Sa?
Xây dựng Thương hiệu Trường Sa sẽ gặp phải những khó khăn cụ thể như sau:
Một là: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của một huyện đảo xa bờ như Trường Sa là một vấn đề chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, chính vì vậy, chúng ta rất thiếu kinh nghiệm và khả năng thất bại là có
Hai là: Trong điều kiện đất nước đang còn nghèo, ngân sách còn hạn hẹp thì vốn đầu tư cho Trường Sa là rất ít ỏi cần vận dụng có hiệu quả hoặc tìm nguồn khác ngoài ngân sách
Ba là: Nhân lực và cơ sở hạ tầng của Trường Sa vẫn còn sơ khai và hạn chế
Công nghiệp chế biến hải sản tiềm năng lớn cần khai thác.
Biển Đông là một biển rất giàu về nguồn hải sản với sản lượng khai thác cho phép ước đạt từ 3,5 đến 4 triệu tấn. Biển đa dạng về thành phần loài Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển
Tại nước ta, đến năm 2005 sản lượng đánh bắt đã ước đạt khoảng 1,8 triệu tấn, bình quân đạt 42kg/người/năm.
Hải sản là thế mạnh sẵn có và dễ khai thác nhất ở Trường Sa. Ngư trường Trường Sa là một  trong bốn ngư trường lớn nhất cả nước hiện nay với nguồn hải sản phong phú và tiềm năng khai thác cao.
Vì vậy, công nghiệp chế biến sản phẩm hải sản tại Trường Sa có tiềm năng phát triển và có những tác động to lớn tới phát triển kinh tế-xã hội tại Trường Sa:
Một là tạo nguồn thu và giải quyết vấn đề việc làm    
Hai là thu hút dân cư quần tụ về Trường sa
Ba là là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm từ hải sản.
Tuy nhiên, để công nghiệp chế biến sản phẩm hải sản ở Trường Sa phát triển được vấn đề cốt yếu đầu  tiên là phải xây dựng thương hiệu.
Trước hết, xây dựng các cơ sở sản xuất và làm ra sản phẩm. Kết hợp xây dựng đội thương thuyền (đã nêu ở phần chính) nhằm vận chuyển hàng hóa làm ra vào đất liền và xuất khẩu  ra quốc tế, tạo đầu ra cho sản phẩm
Sau đó, đăng kí thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm của công nghiệp chế biến hải sản tại Trường Sa để tạo cơ sở pháp lý và tránh tranh chấp thương hiệu sau này.
Tiếp theo, tuyên truyền cho sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân trong cả nước biết tới sản phẩm và ủng hộ sản phẩm.
Thương hiệu dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ
Hiện nay, với tình trạng nguồn lợi hải sản gần bờ đang ngày càng suy kiệt, nghề đánh bắt xa bờ đang là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Những năm gần đây, số lượng tầu thuyền đánh bắt xa bờ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, ngư dân ta đánh bắt xa bờ sẽ gặp phải nhiều khó khăn như:Thiếu nhiên liệu; thiếu lương, thực thực phẩm; tàu thuyền hỏng hóc; thiếu nơi tránh trú bão an toàn…chính những khó khăn trên đã phần nào hạn chế sự phát triển của nghề đánh bắt cá xa bờ.
Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn là cơ hội, khó khăn của ngư dân trong đánh bắt xa bờ cũng là cơ hội để Trường Sa phát triển với một ngành dịch vụ nhiều tiềm năng: Dịch vụ hậu cần nghề cá..
Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá Trường Sa có những thuận lợi rất cơ bản như:
Với ngư dân: Vị trí địa lý của huyện đảo Trường Sa trải dài trên một diện tích lớn khoảng 160000 km2 lại nằm giữa ngư trường Trường Sa-Hoàng Sa. Tàu thuyền của ngư dân từ đất liền ra đánh bắt nơi đây sau một thời gian dài sẽ cạn nguồn nhiên liệu, lương thực thực phẩm cũng như có nhu cầu sửa chữa tàu thuyền để đánh bắt dài ngày hơn. Những lúc như vậy, điều ngư dân cần là phải có một cơ sở hậu cần tại chỗ đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên nhiên liệu, sửa chữa tầu thuyền hư hỏng cũng như thu mua hải sản để họ không phải quay vào đất liền ngay, điều này làm giảm rất nhiều chi phí và tăng hiệu quả đánh bắt cho ngư dân và ngư dân chắc chắn luôn hướng tầm mắt về mảnh đất tiền tiêu của tổ quốc: Trường Sa!
Với Trường Sa: Việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá:
Trước tiên sẽ tạo công ăn việc làm cho cư dân nơi đây,
Hai là: tạo một nguồn đầu ra cho sản xuất nơi đây,  sau là tạo nguồn sản phẩm cho công nghiệp chế biến tại chỗ
Ba là: tạo nguồn thu cho ngân sách của Trường Sa
Bốn là: góp phần xây dựng thương hiệu Trường Sa
Vấn đề này nên chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn một: đăng kí thương hiệu
Giai đoạn hai : phải xây dựng các cơ sở vật chất ban đầu cho dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo, tạo tiền đề cho các sản phẩm dịch vụ hậu cần nghề cá mang thương hiệu Trường Sa có chất lượng và chiều sâu
Thành lập một công ti chuyên biệt về dịch vụ hậu cần nghề cá trên toàn huyện đảo
Xây dựng âu tầu tránh trú bão và sữa chữa tàu thuyền và là nơi cập bến để ngư dân mua nhu yếu phẩm và bán sản phẩm hải sản
Xây dựng hệ thống kho chứa nhiên liệu, chứa sản phẩm thu mua được và hệ thống các cơ sở sản xuất nhu yếu phẩm cho ngư dân, hệ thống các nhà máy chế biến các sản phẩm thu mua được.
Giai đoạn ba: tuyên truyền bằng nhiều biện pháp, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cả nước, nhất là ngư dân-những khách hàng chủ yếu biết tớisản phầm dịch vụ hậu cần nghề cá mang thương hiệu Trường Sa để đa số ngư dân đều biết và dân tìm tới Trường Sa như một điểm tựa, một chỗ dựa vững chắc cho họ bám biển dài ngày.
Xây dựng thương hiệu du lịch Trường Sa
Trường Sa có một khung cảnh đẹp với những bãi cát trắng dài và dải san hô đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch thám hiểm, nghỉ dưỡng và thăm thú
Tuy nhiên, khoảng cách địa lý giữa huyện đảo Trường Sa với đất liền là khá xa,  đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa Lớn cũng cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) tới khoảng 250 hải lý. Vì vậy, chi phí du lịch ra đảo chắc chắn sẽ không nhỏ, chính điều này có thể hạn chế phần nhiều ý định du lịch tới Trường Sa của du khách
Giao thông vận tải giữa Trường Sa với đất liền còn rất hạn chế: về đường hàng hải thì các đảo hầu như không có cầu tầu hay bến cảng để cập bến tàu thuyền. Về đường hàng không thì cả huyện đảo mới chỉ có 1 đường băng nhỏ trên đảo Trường Sa lớn với khả năng tiếp nhận máy bay là rất hạn chế
Về cơ bản phương pháp xây dựng thương hiệu cho du lịch Trường Sa cũng giống với xây dựng thương hiệu trong công nghiệp chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tức là đều phải trải qua ba bước:
Một là: đăng kí thương hiệu
Hai là: Phát triển cơ sở cho du lịch
Bước đầu là phải thành lập công ty chuyên về phát triển du lịch cho Trường Sa
Tiếp đến là xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng tại chỗ phục vụ cho phát triển ngành du lịch trên các đảo…
Cuối cùng là lập các tuyến du lịch kết nối Trường Sa với các tỉnh duyên hải và dần đưa du khách đến với Trường Sa…
Ba là: tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch Trường Sa: chú ý nhất là quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí
Tóm lại là:
Xây dựng thương hiệu Trường Sa là một vần đề lớn mà theo tôi cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành có liên quan để hướng tới một Trường Sa mạnh về kinh tế, vững chắc về chính  trị và quốc phòng an ninh
Xây dựng thương hiệu Trường Sa không được tràn lan mà nên tập trung ưu tiên vào các ngành có thế mạnh nêu trên để tránh sự nhàm chán, quá tải và phát huy được hết thế mạnh sẵn có của Trường Sa.


Nam Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com