Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

ĐỖ THỊ MINH HẠNH ĐƯỢC THA TÙ – CÔNG NÀY THUỘC VỀ AI?

Sáng ngày 27/06/2014, danchimviet.info đăng tin “Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do”. Đây là sự kiện mà các thế lực thù địch coi là thắng lợi trong cuộc đấu tranh đòi thả những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ. Ngay lập tức, tin này được loan rộng trên nhiều website, blog phản động khác với lời lẽ tung hô, sung sướng. Thật sự chúng ta cảm giác không quá bất ngờ. Bởi trước Đỗ Thị Minh Hạnh, đã có một vài nhân vật được thả tự do, như: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi.


Minh Hạnh được tha tù, rận chủ được dịp tranh công 
Việc Hạnh được thả xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó lý do rất thuyết phục là: Cô ta đang bị mắc bệnh nặng. Gia đình Hạnh đã nhiều lần thông báo cho giới dân chủ chống cộng rằng: Sức khỏe của Hạnh bị giảm sút nghiêm trọng và có dấu hiệu mắc ung thư. Không giống như những phạm nhân khác, Hạnh là một tù nhân chính trị, bị xử lý về tội “Phá rối an ninh” – một trong các tội xâm phạm An ninh quốc gia. Do có sự câu kết, móc nối với nhiều đối tượng cả ở trong nước và nước ngoài, nên Hạnh luôn được các thế lực thù địch, bon cơ hội phản động quan tâm. Chỉ cần việc giam giữ xảy ra điều gì sơ suất, là chúng sẵn sàng thổi phồng, bóp méo với lý do Việt Nam đàn áp tù nhân – người bất đồng chính kiến…

Đàn chim việt ơi, Hạnh tuy bệnh nhưng chưa “khẻo” được đâu! 
Thả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện bản chất nhân đạo của mình. Trước đó, hình phạt áp dụng với Hạnh là 7 năm tù, nhẹ nhất trong số 3 đối tượng cùng bị xét xử. Trong khi bị điều tra, xử lý Hạnh đã thành khẩn khai báo nên được hưởng lượng khoan hồng. Tính từ ngày giam giữ đến nay cũng được gần 4 năm, Hạnh đã có nhiều tiến bộ trong quá trình cải tạo. Giờ này, Hạnh bị bệnh nặng, chúng ta thả Hạnh cũng là điều phúc đức. Mong rằng Hạnh sớm nhận ra công ơn của Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp, thi hành án, quay đầu lại trở thành một người có ích cho xã hội. Đừng ôm ảo vọng thay đổi chế độ, đòi tự do dân chủ này nọ. Thiết nghĩ rằng Hạnh cũng chỉ là kẻ bị lừa dối, nhất thời hành động bột phát. Cô gái trẻ vẫn có thể làm lại cuộc đời, tương lai vẫn mở rộng đón chào những người “lầm đường lạc lối” trở về.

Cũng nhân sự kiện này, các thế lực trong ngoài lại tranh cướp công lao. Điều này đã trở nên quen thuộc từ vụ thả Cù Huy Hà Vũ. Kẻ nào cũng “nhờ có nỗ lực vận động quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây”, hoặc “nhờ công kiến nghị, đấu tranh đòi thả người không biết mệt mỏi”, và “chính chúng tôi bền bỉ kêu oan cho Minh Hạnh, buộc chính quyền Việt Nam phải thả tự do” .v.v… Lũ “đục nước béo cò” này cùng chung mục đích và cũng không tránh nổi ghen tỵ. Vài ngày nữa, ít nhiều sẽ còn có tên/ nhóm nào khác lên mạng nhận công về mình.

Riêng danchimviet đã khẳng định công lao thuộc về Trần Thị Ngọc Minh – mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng cho rằng việc bà ta phát biểu ý kiến, vu cáo “tình hình nhân quyền” ở Việt Nam tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, khiến Hạ viện Mỹ phải quan tâm và nhúng tay giải quyết. Mẹ nào mẹ chẳng thương con, ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải là lý do thuyết phục cho việc thả Hạnh. Việc giam giữ tù nhân là công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, không một quốc gia nào kể cả Mỹ có quyền can thiệp vào việc thả hay không thả một đối tượng.

Nếu chúng vin vào cớ Việt Nam muốn tham gia TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà chịu chấp nhận yêu cầu của Mỹ là thả người, thì điều ấy càng ngớ ngẩn. TPP là diễn đàn, cơ hội chung của 12 quốc gia đang đối thoại. Việt Nam gia nhập vào đó là có lợi, nhưng chính Mỹ cũng có lợi ích trong đó. Xu thế của thế kỷ XXI rồi, không một nước nào muốn mạnh lên mà có thể đứng cô lập.

Chúng ta cũng thừa hiểu rằng, những gì mà mẹ Hạnh nói chỉ là điều xuyên tạc, vu cáo. Nó không thể làm thay đổi sự thật, bản chất tốt đẹp của một đất nước Việt Nam nhân đạo, yêu chuộng tự do, hòa bình. Các bạn có thể đối chiếu Bộ luật Lao động với thực tế đời sống công nhân Việt Nam, nó sẽ “phản lại” những lời lẽ ngụy biện, tạo dựng của Trần Thị Ngọc Minh một cách xác đáng.

Cuối cùng, ngẫm kỹ lại sẽ thấy một điều rằng: Chẳng phải vì Mỹ, phương Tây đòi thả, chẳng phải vì nỗ lực vận động từ hải ngoại của người mẹ yêu con Trần Thị Ngọc Minh và càng không phải dăm ba cái khẩu hiệu đòi thả người của lũ tay sai rận chủ mà Việt Nam thả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh. Mà đó là một vấn đề mang nghĩa nhân văn sâu sắc, cái mà Việt Nam đang chứng tỏ ở một quốc gia thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Nam Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com