Lâu nay giới dân chủ đang ca bài ca muôn thửa đó là các quyền tự do ngôn luận, các quyền khác của con người mà họ luôn luôn nói rằng Nhà nước Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các quyền đó. Vì thế họ lấy từ “độc lập” ra như là một yếu tố để biện minh cho tất cả. Một số tổ chức ma, hư danh đi liền với hậu tố độc lập…đang được thành lập như là một chiêu trò của giới rận như Văn Đoàn Độc lập, Hội nhà báo độc lập…Nhận thấy rằng từ “độc lập” dường như đang bị lạm dụng quá mức nên tác giả xin có đôi dòng phiếm đàm về vấn đề này.
Độc lập nếu xét trên bình diện rộng lớn, bình diện Quốc gia, dân tộc thì độc lập tức là Quốc gia này không phụ thuộc vào Quốc gia khác. Không nước nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một nước gọi là độc lập. Theo nghĩa hẹp độc lập tức là tự mình tồn tại, không nương tựa, không phụ thuộc ai khác" (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Nhưng chúng ta phải hiểu rằng để có được độc lập, tự do không phải là đơn giản, đó là cả một quá trình phấn đấu của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải bôn ba hàng chục năm để tìm được con đường độc lập cho dân tộc, Người đã phải năm châu bốn bể là nhà mới có thể tìm ra con đường độc lập. Vì thế không thể đơn giản để sử dụng từ “độc lập” một cách dễ dãi như các nhà dân chủ vẫn dùng.
Theo tôi nghĩ thì không đơn giản để cái gì cũng vịn vào từ độc lập được. Độc lập là cái mà cả dân tộc chúng ta hướng tới, là động lực, là mục tiêu của cách mạng. Dân tộc chúng ta chịu bao đau thương, bao mất mát với cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cũng là mong muốn có được độc lập. Nhưng không có nghĩa rằng độc lập là vô giới hạn mà ý niệm độc lập chỉ là tương đối. Việt Nam chúng ta kể từ năm 1945 đến nay là một Quốc gia độc lập. Nhưng không có nghĩa trong phạm vi cộng đồng Quốc tế, chúng ta muốn làm gì thì làm, chúng ta hành xử trên trường Quốc tế bất chấp mọi luật lệ vì chúng ta Quốc gia độc lập. Chúng ta là một Quốc gia độc lập nhưng chúng ta phải chơi đẹp với tất cả các Quốc gia khác, hành xử trong ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều phải tuân theo những giá trị phổ quát của nhân loại. Chúng ta độc lập nhưng không có nghĩa là chúng ta tách bạch ra khỏi cộng đồng Quốc tế, chúng ta không thể tự cô lập mình ra khỏi con đường tiến lên của nhân loại.
Hội nhà báo lợi dụng độc lập
Từ khía cạnh Quốc gia, dân tộc chúng ta suy ra khía cạnh cá nhân đối với xã hội, đối với Quốc gia, dân tộc. Mỗi cá nhân chúng ta độc lập, chúng ta có các quyền và nghĩa vụ đối với Tổ Quốc. Mỗi cá nhân có những quyền cơ bản như trong bản tuyên ngôn độc lập đã nêu ra đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Nhưng độc lập, tự do chỉ có giới hạn tương đối. Sống trong một xã hội có luật pháp chúng ta phải tuân thủ pháp luật. Muốn có tự do chúng ta phải tuân thủ. Chúng ta không thể chỉ vì những lợi ích cá nhân mà coi thường lợi ích của các cá nhân và tổ chức khác. Vì thế chúng ta độc lập trong suy nghĩ, trong một số hành động nhưng đã là con người thì đó sẽ là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội và chúng ta chỉ tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực nhất định mới có thể tồn tại được.
Vì thế cái gọi là “độc lập” của Văn đoàn độc lập hay Hội nhà báo độc lập đang vượt ra khỏi sự kiểm soát. Đó là sự độc lập vô lối, bất chấp những chuẩn mực của xã hội, chính những người điều hành các tổ chức này đang đi ngược lại với lợi ích Quốc gia dân tộc, vì những quyền của mình mà bất chấp, chà đạp lên các giá trị khác. Chính các vị dân chủ đang hiểu sai ý nghĩa của từ độc lập và không hiểu hết những giá trị cao đẹp của từ này và lạm dụng nó một cách bừa bãi vì những lợi ích vị kỷ của cá nhân. Bản thân báo chí cũng vậy, đó là một nghề, nó có phường có hội và tất cả đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước để hoạt động một cách đúng đắn nhất phù hợp với lợi ích Quốc gia dân tộc, vì sự tiến bộ văn minh của xã hội. Báo chí càng không phải là của riêng ai, không phải của riêng là Phạm Chí Dũng, Ngô Nhật Đăng, càng không thể rơi vào tay của những người này để trở thành công cụ riêng của họ.
Sự ra đời của Hội nhà báo độc lập đang là một thách thức đối với sự phát triển của đất nước khi tạo ra những thế lực muốn nắm báo chí như một công cụ để làm tiền hơn là vì sự phát triển của cộng đồng. Nó sẽ là đe dọa đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam khi nó rơi vào tay những kẻ đang ngày đêm có thái độ hằn học,bất mãn và coi thường kỷ cương phép nước. Cho dù phải trả giá rất lớn để làm rầm rộ lên để pr cho cái gọi là Hội nhà báo độc lập Việt Nam nhưng đến lúc nó sẽ tự đào thải vì đã đi ngược lại với quy luật phát triển.
Quốc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét