Những ngày qua, báo Dân Trí đã đưa tin về một chiến dịch không vận đã được chính quyền Mỹ bí mất thực hiện nhằm đưa khoảng hơn 2000 trẻ em miền Nam Việt Nam ra khỏi đất nước. Những bình luận, những đánh giá riêng của tác giả cho rằng đây là hành vi nhân đạo của chính quyền Mỹ đã được đưa ra. Nhưng chính trị luôn là toan tính, chiến tranh luôn là món quà tàn nhẫn mà con người phải gánh chịu. Mỹ, với vai trò là đầu sỏ chiến tranh thì lý do nhân đạo cần phải soi xét và ngờ vực là lẽ dĩ nhiên.
Trẻ em được không vận
Nước Mỹ, Quốc gia hùng cường bậc nhất địa cầu về chính trị, kinh tế, quân sự nhưng lại cúi mình nhục nhã trước một Việt Nam hình chữ S nhỏ bé và có vẻ yếu thế về mọi mặt. Một sự ra đi trong danh dự đã khiến chính thể Mỹ tổn thương nên những vớt vát có thể về vật chất, sinh mạng hay danh dự là việc cần phải làm để an ủi các gia đình cựu binh Mỹ và cũng là cứu vãn cho những sai lầm khi đã sa lầy ở miền Nam Việt Nam qua nhiều đời Tổng thống Mỹ. Sự nhục nhã khi thua trận, niềm tức tưởi khi phải gánh chịu sự lên án của giới yêu chuộng hòa bình thế giới đã khiến Mỹ không cam tâm rời bỏ Việt Nam một cách dễ dàng. Và những thế lực mà Mỹ đang nuôi nấng hôm nay tại Cali hay khắp nơi vẫn la hét, chống cộng là minh chứng cho sự đau đớn, điếm nhục mà người Mỹ đang âm thầm nuốt gượng. Vì thế đừng vội kết luận rằng tính nhân đạo trong các hành động, bước đi của chính thể Mỹ khi chưa đủ điều kiện để kết luận.
Chiến dịch không vận với hơn 2000 trẻ em là nhân đạo, đó là giả thuyết đặt ra. Chúng ta giả sử rằng người Mỹ vẫn luôn sợ “cộng sản sẽ giết hại” như vẫn ra rả tuyên truyền. Vậy phải không vận đến hàng triệu người đã từng phục cho chế độ cũ thì may ra mới thoát được. Đằng này, chỉ thực hiện không vận tròm trèm khoảng 2000 trẻ em, một con số quá nhỏ bé so với số người dân miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Xét cho cùng đến tận bây giờ đã không có sự tàn sát nào cả, mà chỉ có sự cố gắng của chính quyền trong giải quyết vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Một đứa trẻ năm xưa tìm thấy mẹ mình
Một giả thuyết có thể tính tới đó là sự vận chuyển của người Mỹ thời bấy giờ không thể xuể, bởi Châu Á và Châu Mỹ quá xa nhau. Những người đặc biệt “ăn cơm Quốc gia” mới có suất đi, tính từ trên xuống là quân nhân, cố vấn Mỹ và đồng minh, rồi quan chức Việt Nam cộng hòa và cuối cùng mới là dân binh…thế nên 2000 trẻ em được vận chuyển sang Mỹ rất có thể là một toan tính cho kế hoạch hậu chiến mà người Mỹ đã sắp đặt từ khi nhận thấy sự thất bại, tan rã của chế độ Ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam là một tất yếu của thời cuộc. Bởi theo như báo giới vẫn nói rằng chiến dịch không vận này đã vận chuyển khoảng 2000 trẻ em mồ côi tại miền Nam Việt Nam sang các nước khác. Người Mỹ đã không vận chuyển những trẻ em có cội nguồn, bố mẹ rõ ràng bởi sự đơn phương độc mã của một cá nhân nhỏ bé chịu ơn nuôi nấng sẽ dễ dàng cho sự điều khiển của Mỹ về sau.
Người Mỹ đã quay trở lại Việt Nam trên một mặt trận khác. Rõ ràng họ đã và đang làm mọi thứ để biến các nước họ cho là thù địch trở nên yếu đi, đem lại những lợi ích chiến lược cho họ. Việt Nam là một trong số những nước đó. Nhưng sự toan tính năm xưa dường như đã và đang bị đổ vỡ, kế hoạch hậu chiến chắc chắn sẽ phá sản. Những con người được không vận năm xưa đang rơi những giọt nước mắt hôi hổi, trái tim vẫn ngập tràn tình yêu với Tổ Quốc Việt Nam hôm nay, họ đã và đang tìm về cội nguồn, tìm về với đất mẹ sau những năm dài bị lãng quên. Chiến tranh xảy ra đó là tất yếu của lịch sử, máu cha ông phải đổ xuống bởi đó là tất yếu của thời cuộc. Những cuộc chia ly không đáng có và những vết thương rồi sẽ được hàn gắn. Cho dù những toan tính của Mỹ có lớn lao và hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa chắc chắn vẫn sẽ không chia lìa được đất nước, không thể khắc sâu thêm vào vết thương đã từng rỉ máu và đang dần lành miệng của dân tộc Việt Nam. Sự trở về với cội nguồn, sự tìm lại với quê hương ngày hôm nay của những “em bé” năm xưa được không vận đang chứng tỏ cho điều đó. “Dân tộc Việt Nam là một, Tổ Quốc Việt Nam là một, chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Quốc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét