Yemen là quốc gia là một quốc gia ở bán đảo Ả Rập, tây nam Á. Thủ đô là Sana'a. Yemen có khoảng 23 triệu dân và rộng gần 530.000 km2. Quốc gia này giáp với Ả Rập Saudi ở phía bắc, Hồng hải ở phía tây, biển Ả Rập và vịnh Aden ở phía nam, và Oman ở phía đông. Trước ngày 22 tháng 5 năm 1990, Yemen là 2 nước Bắc Yemen và Nam Yemen (nguồn Wikipedia.org).
Trong ít ngày gần đây, ở nước cộng hoà YEMEN đang diễn ra tình trạng rất nghiêm trọng khi các lực lượng đối lập đã tiến hành giao tranh để chống tại chính quyền của tổng thống….Bên cạnh đó, một liên minh Ả Rập oanh kích các phiến quân Hoathi Sia tại YEMEN trong hơn một tuần nay và những cuộc không kích tiếp tục trong ngày thứ 7, nhằm vào các vị trí của phiến quân tại thủ đô Sana’a. Tình trạng nghiêm trọng này đã được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lên tiếng và hiện đang nghiên cứu để đạt được một nghị quyết kêu gọi ngưng các cuộc không kích do Ả Rập Xê - út lãnh đạo trên căn bản nhân đạo.
Ảnh: Nội chiến khiến YEMEN chìm trong đổ nát
YEMEN có nhiều dân tộc đang sinh sống, nhưng chỉ có hai tôn giáo chính đó là hồi giáo Suni và người Shia. Đây cũng là một quốc gia kém phát triển nhất Tây Á, phần lớn phải nhờ sự viện trợ của Hoa Kì để có thể phát triển kinh tế.
Trước tình hình căng thẳng ở YEMEN có thể thấy một số điều như:
Thứ nhất, đây là một quốc gia theo chế độ công hoà cũng có thể nói là đa nguyên đa đảng (với 12 đảng như: Đảng đại hội nhân dân toàn quốc ở miền Bắc, Đảng cải cách hồi giáo ở miền Bắc, Đảng Baath xã hội Ả Rập thông nhất, Đảng Cải cách hồi giáo, đảng Nasser thông nhất, Đảng xã hội chủ nghĩa Yemen,…) nhưng thực tế cho thấy sự đa nguyên, đa đảng ở đây cũng không mang lại dân chủ, hơn hết là quyền bình đẳng cho những người dân, đặc biệt là người dân ở các bộ tộc khác nhau. Và một vấn đề lớn cho chính quyền ở đây là việc tranh quyền giữa hai dòng hồi giáo đã có tính lịch sử là Shiite và Sunni.
Ảnh: Quốc hiệu của Yemen có nét tương đồng với Nguỵ quyền
Thứ hai, Yemen là cũng là một quốc gia được Mĩ giúp đỡ (nước này cũng có nguồn dầu mỏ lớn để Mĩ có thể thu lợi) nhưng không giống như những nước khác, Yemen lại không thể phát triển được kinh tế. Điều đó khẳng định một điều: Không phải nước nào nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ thì có thể phát triển kinh tế một cách toàn diện, người dân có thể có được dân chủ nhân quyền kiểu Mĩ.
Thứ 3, Có thể thấy đây không chỉ là một cuộc nối chiến đó có thể là cuộc đấu đá giữa Iran và Saudi Arabia, cũng như một trở ngại lớn trong hoạt động chống khủng bố của Mỹ. Có thể thất một nguyên nhân khiến cho tình trạng nội chiến ở Yemen là bắt nguồn từ phong trào “Mùa xuân Ả Rập” với thái độ do dự của chính quyền Obama. Năm 2011, tổng thống Mĩ đã không có cử chỉ ủng hộ Tổng thống Ai Cập Hosni Mabarak, để cách mạng đường phố lật đổ nhà lãnh đạo đồng minh khu vực này sau mấy ngày biểu tình. Năm 2013, thái độ "tiền hậu bất nhất" của Washington trong việc không kích Syria đã làm Riyadh cảm thấy thất vọng. Gần đây, những cuộc mật đàm giữa Mỹ và Iran càng làm Saudi Arabia hoài nghi quyết tâm của chính quyền Mỹ giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Ả rập. Đặc biệt, nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm đạt thỏa thuận hạt nhân với chính quyền Tehran làm Riyadh cảm thấy tương lai bất trắc trong bối cảnh Iran không che giấu tham vọng phát huy ảnh hưởng ra khắp khu vực.
Thứ 4, cuộc nội chiến với tình hình nghiêm trọng như thế này chính là một trong những cơ hội cho tổ chức hồi giáo IS có thể thâm nhập, tuyển thêm lưc lượng và tiến hành các hoạt động khủng bố, vì trước đây, YEMEN cũng là một quốc gia có tổ chức khủng bố Al – Qaeda ẩn nấp, và chắc chắn hiện này, trên lãnh thổ quốc gia này đang có nhiều tàn dư Al – Qaeda hoạt động.
Có thể khẳng định, đằng sau những cuộc nội chiến của nước YEMEN thì luôn có một bàn tay vô hình của nước lớn tác động vào, biến nội chiến đó thành chiến trường cho các nước lớn thể hiện sự chi phối thế giới mà thôi, và hâu quả cuối cùng chính là người dân YEMEN phải chịu.
Do vậy, là một nước nhỏ trên bản đồ thế giới, Việt Nam chúng ta cũng nên ý thức được những vấn đề này, chỉ có độc lập tự quyết các vấn đề thì Việt Nam mình mới có thể tồn tại được, mới có thể vươn mình ra thế giới được, lệ thuộc chính là một trong những nguyên nhân quyết định đến sự tồn vong của quốc gia cũng như bất ổn về chính trị. Mặt khác, Việt Nam cũng là là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, việc thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo phải thực sự dứt khoát, nếu không sẽ tiềm ẩn các mâu thuẩn trong lòng những tín đô tôn giáo hay chính những đồng bào dân tộc thiểu số với nhau.
Niềm Tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét