Trong những năm qua, tiếng nói của các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang dần được nâng lên. Sự xuất hiện của các tổ chức này đã biến những khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia trở nên gần hơn và đang được thu hẹp. Việc trao đổi, giao lưu giữa các nền văn hóa được đẩy mạnh thông qua các diễn đàn, các cuộc hội nghị. Điều đó đóng góp một phần cho sự phát triển chung của thế giới hiện nay.
Ảnh: CPJ trao giải cho Hải điều cày – một người vi phạm pháp luật Việt Nam
Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng thể hiện sự khách quan đánh giá vấn đề một cách chính xác. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các quốc gia. Trong đó có tổ chức CPJ, một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Mĩ. Trong ngày 21/04/2015 vừa rồi, tổ chức này đã có một số đánh giá về tình hình báo chí tại Việt Nam. Theo CPJ , Việt Nam là một trong 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới. đây chính là một trong những kết luận không thể chấp nhận và xung quanh vấn đề này, đài RFA đã có cuộc phỏng vấn với ông Shawn Crispin, phóng viên cao cấp khu vực Đông Nam Á, đại diện cho CPJ trong khu vực về báo cáo này. Với các nội dung về tiêu chí để đánh giá một quốc gia có kiểm duyệt báo chí hay không, mong muốn của đánh giá đó với các quốc gia.
Thứ nhất, ông này cho rằng: “danh sách những nước kiểm duyệt nhiều nhất dựa trên một loạt các tiêu chí khác nhau bao gồm sự thiếu vắng của truyền thông độc lập, liệu chính phủ có chặn các trang web hay không, có các hạn chế đối với những ghi âm và phát tán thông tin điện tử hay không, liệu có những giấy phép cho phép hành nghề báo chí không, có những hạn chế trong việc đi lại của phóng viên không, giới chức có giám sát một số những phóng viên và blogger nhất định ở Việt Nam hay không, liệu giới chức có cấm các phóng viên nước ngoài vào đưa tin không”. Dựa trên những tiêu chí đó, thì kết luận của CPJ là thiếu khách quan về những thực tiến ở Việt Nam. Trong đó ông đặt câu hỏi về sự thiếu vắng truyền thông độc lập, đây là công việc nội bộ, là cách quản lí của Việt Nam, tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Mặt khác, việc áp dụng tiêu chí này khác gì bắt Việt Nam phải học theo cách quản lí phương Tây. Mặt khác, không có một quốc gia nào có thể buông lỏng báo chí cũng như không gian mạng hết, vì đó chính là một trong những cơ sở để bảo vệ sự thống nhất trong tư tưởng của các quốc gia, ngay cả Mĩ cũng thế. Chưa nói tới báo chí, chỉ là một trang mạng xã hội thôi cũng đã bị khóa như trường hợp một cậu bé 13 tuổi ở Mĩ, sau khi không đồng ý với những gì tổng thống OBAMA đã bị cấm sử dụng trang mạng facebook (http://noitieng.net/chi-trich-tong-thong-obama-tre-trau-bi-khoa-facebook.html), hay lính Mỹ bị sa thải vì nói xấu OBAMA (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/linh-my-bi-sa-thai-vi-noi-xau-obama-2229500.html), quan chức Mĩ bị sa thải vì nói xấu chính quyền (http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20131023/quan-chuc-nha-trang-bi-sa-thai-vi-noi-xau-chinh-quyen-obama/576079.html). Ngoài ra, cũng phải khách quan đánh giá khi tới làm việc tại Việt Nam chứ không phải nghe qua các báo cáo rồi vu cáo Việt Nam bắt các blogger, vì những blogger này đều có những việc làm, hành vi vi phạm pháp luật. Đó là việc Việt Nam tuân thủ theo pháp luật chứ không có chuyện việt nam bóp nghẹt tư do báo chí như CPJ đã nói.
Thứ hai, ông phản ánh việc Việt Nam sử dụng điều 258 để bắt bớ, và ông tỏ ra quan ngại về vấn đề này. Xin thưa với ông rằng: nếu bắt một người thì phải có căn cứ, không phải thích bắt thì bắt, thích làm gì thì làm được đâu. Nều như ông không nghiên cứu luật Việt Nam thì cũng nên im lặng, chứ hời hợt để đánh giá như thế thì không thể nào chấp nhận được đâu.
Ngoài ra, ông cũng nói: “Hy vọng của chúng tôi là bằng việc tiếp tục chiếu rọi ánh sáng vào sự đàn áp của chính quyền thì cuối cùng họ sẽ thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhiều chính phủ phương tây, cố gắng cho họ thấy sự cần thiết phải khiến Việt Nam phải có tiến bộ trong tự do báo chí”… Nhưng đặt vị trí ông này là người Việt Nam, ông sẽ nghĩ như thế nào khi chuyện “trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã tường” như thế. Mặt khác, với kết quả đánh giá đó, những cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng một hình ảnh đất nước hòa bình, dân chủ, công bằng, văn minh sẽ bị đổ xuống sông, xuống bể. Như thế, sự mong muốn của ông cho VIệt Nam tiến bộ sẽ mang đến một kết quả như thế nào đây???? Bên cạnh đó, kết quả này cũng như một cách để những người này coi thường những nhà báo khác trong nước của Việt Nam, họ cũng đang công tác, thì tại sao lại không tôn trọng họ, sao chỉ tôn vinh những người chửi Việt Nam như Hải điều Cày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh???
Như vậy, CPJ đã thiếu khách quan trong việc đánh giá Việt Nam, việc bảo vệ nhà báo theo tôn chỉ mục đích của tổ chức cũng chỉ bảo vệ được một bộ phận nhỏ (thân tư bản như hội dân chủ cuội) mà thôi, chứ nó không bảo vệ cho những nhà báo đang hoạt động chân chính ở Việt Nam. Rõ ràng, tổ chức này đang sử dụng việc công để nói về việc tư. Mục đích cuối cùng là biến Việt Nam phát triển theo các mo hình tư bản, một sự không đảm bảo nhân quyền trong tự do chọn thể chế của những người dân Việt Nam.
Niềm Tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét