Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

TTP LÀ GÌ TRONG MẮT “DÂN CHỦ”

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin xoay quanh hiệp định TTP mà Việt Nam đang đàm phán để có thể trở thành thành viên. Phải khẳng định, TTP  là một trong những  điều kiện để có thể giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội.
Do đó, việc tham gia TTP đối với đại đa số người Việt là một nhu cầu chính đánh. Tuy nhiên, với những nhà “dân chủ”, TTP lại được nhìn dưới dóc độ là công cụ

Trước tiên, nó bị coi là một công cụ để có thể chống lại chính quyền. Trong bài: “TPP - Không phải là lá phiếu mà là cơ hội tranh đấu” được đăng trên trang danlambao đã cho thấy âm mưu của những nhà “dân chủ” trong việc biến TTP  thành một công cụ để chống lại chính quyền Việt Nam. Rõ ràng, việc làm này là không hợp lí, đáng khinh bỉ. Thủ đoạn của những nhà “dân chủ” là thông qua các trang mạng để đăng tải các bài viết, bức ảnh về TTP để những nhà “dân chủ” còn lại nghe và mặc định làm theo, biến nó thành một phong trào. Đặc biệt là những nhà “dân chủ bự” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Vũ Đông Hà (danlambao),…

Thứ hai, TTP là công cụ tuyên truyền về giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ vào Việt Nam đồng thời là một cái cớ để họ mách lẽo với nước Mĩ về tình hình trong nước ở Việt Nam. Nhìn cách mách lẽo đó mà thấy không khác gì đứa con đi mách lẽo với mẹ nó vậy, nhìn mà đáng thương làm sao. Mặt khác, đây chỉ là những thông tin mang tính một chiều, mang tính cá nhân của những nhà dân chủ nhằm làm cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế bị ảnh hưởng.
Ảnh: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng TTP để đưa yêu sách vô lí
Ngoài ra, TTP cũng là một công cụ để mưu cầu lợi ích cho những nhà dân chủ. Họ biến TTP thành một điều kiện để thả một số tù nhân đang bị chính quyền Việt Nam xử lí. Việc yêu nước ở đây đang bị lạm dụng để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích riêng. Đưa ra yêu sách như thế là sự vô lí và tôi tin rằng không có một chính quyền nào trên thế giới có thể nhượng bộ trong vấn đề này.
Việc sử dụng TTP thế này đúng là sự trơ trẽn của những nhà dân chủ, đấy không phải là cách làm của những người lớn, không phải là cách làm của những người yêu nước. Thật “đắng lòng” khi những con người này liên tiếp thực hiện những việc làm như vậy.
Niềm Tin



Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

“Xu thế” phát triển tàu ngầm ở châu Á

Câu chuyện chạy đua vũ trang đã xẩy ra trước đây, đặc biệt là giai đoạn chiến tranh lạnh giữa Nga và Mĩ trước đây. Rõ ràng, việc đua theo những sản phẩm giết người đã ngốn rất nhiều ngân sách của các nước, đồng thời kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Và hiện nay có hay không việc chạy đua vũ trang giữa các nước trên thế giới???
Trong thời gian gần đây, việc các nước liên tục đóng tàu, cải tiến các phương tiện, mua mới đang giấy lên một lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa các nước. Theo tạp chí Defense News, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra quyết định rằng toàn bộ yêu cầu đóng tàu chiến trong tương lai sẽ được dành cho các xưởng nội địa. Theo đó, các hợp đồng đóng tàu chiến và tàu ngầm trong vòng 10 năm tới có thể sẽ có giá trị lên đến 50 tỉ USD. Còn theo trang mạng tiếng Nga military-informant, Trung Quốc đang phát triển một thế hệ tàu ngầm tiếp theo nhằm thực hiện ý đồ bá chủ đại dương của mình. Military-informant cho biết, hiện tại, tình báo Mỹ đã xác định được việc Trung Quốc tiến hành đóng 2 tàu ngầm hạt nhân Type 098 đầu tiên cho hải quân. Ngoài ra, nguồn tin cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở bí mật để tiếp nhận các tàu ngầm hạt nhân Type 098. Chính Việt Nam cũng đang hiện đại hóa các vũ khí của mình, đặc biệt là việc đầu tư mua tới 6 chiếc tàu ngầm của Nga,….
Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:
1.     Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula , và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094
2.     Ấn Độ
Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.
Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
3.     Indonesia
 Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.
Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm  lớp Amur , tàu ngầm lớp Kilo của Nga , tàu ngầm Type 214 của Đức.
4.     Malaysia
Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.
Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
5.     Singapore
Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện  khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.
Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.
Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.
6.     Thái Lan
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.
7.     Nhật Bản
Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật  Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.
Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
8.     Hàn Quốc
Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.
9.     Pakistan
Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.
10.             Australia
Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.
Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.
Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới  25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.
Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm  tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.
Theo như tuyên bố của các nước thì hầu như đây là việc làm để tự cường cho mình, để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia đặc biệt là trong tình hình tranh chấp biên giới quốc gia đang gia tăng hay gần đây là tranh chấp ở biển Đông đang diễn ra khá phức tạp với nhiều quốc gia đặt lợi ích của mình vào. Tuy nhiên, nếu phòng ngừa một cách chủ động như thế này sẽ rất dẫn đến sự hiểu nhầm về một cuộc chay đua vũ trang. Quốc gia nào cũng muốn được hòa bình, tuy nhiên, không có quốc gia nào muốn mình trở thành con tốt của nước khác.
Thế kỉ 21 là thế kỉ thế giới vươn ra biển đảo, và để vươn ra được xa hơn, cần có những công cụ phương tiện, trong đó có khai thác và bảo vệ. Tôi nghĩ, trong thời gian tới, việc đầu tư vào tàu ngầm sẽ được các nước quan tâm hơn. Đồng thời sẽ được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn. Có thể nói, đây chính là một xu thế mới.
Việt Nam là một quốc gia gần biển, với đường bờ biển trải dài theo lãnh thổ cũng nên nhận diện những tác động của xu thế đó. Nếu Việt Nam không kịp đầu tư, không kịp chuẩn bị thì chúng ta sẽ tụt hậu trong việc tự bảo vệ mình trước những thách thức của thời đại. Đặc biệt là sự lăm le, bành trướng của Trung Quốc. 6 chiếc tàu ngầm đã được đầu tư, nhưng đằng sau đó là việc vận hành, sử dụng nó sao cho hiểu quả cũng đang là một bài toán cần tính tới. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng hơn nữa việc đầu tư nguồn nhân lực phát triển khoa học kĩ thuật, không nên chủ quan được với những diễn biến đó.
Niềm Tin


Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

“Tha hóa” dưới góc nhìn của các nhà “dân chủ”

          Lễ Phật Đản là một lễ quan trọng của Phật giáo, diễn ra vào rằm tháng 4 hằng năm, là thời điểm các tăng ni phật tử tưởng nhớ đến người khai sáng của đạo Phật là Đức Thế Tôn. Đến tham dự buổi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự góp mặt của các vị lãnh đạo cấp cao Đảng, nhà nước cùng toàn thể nhân dân dân gần xa quan tâm, ủng hộ. Trước sự quan tâm đó, Giáo hội đã không khỏi vui mừng, xúc động, thể hiện quyết tâm cùng với chính quyền góp sức trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
          Tuy nhiên với bản chất lươn lẹo, xuyên tạc các nhà “dân chủ” trong nước lại thấy “ngứa mắt, chướng tai” trước sự đoàn kết, đồng lòng của Giáo hội với chính quyền. Ngay lập tức trên các trang mạng như danlambao, quanlambao…  xuất hiện các bài viết châm biếm, bôi xấu mối quan hệ này. Với luận điệu nực cười “tình trạng tha hóa trầm trọng của hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam”!

(Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc)
          Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
          Như đã biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội Phật giáo duy nhất được nhà nước công nhận là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Đây là vinh dự nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm đối với giáo hội. Lãnh đạo của giáo hội ngoài việc chăm lo cho vấn đề đức tin thì luôn sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì thiện chí đó, nên chính quyền luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo hội, tạo nên mối quan hệ mất thiết giữa hai bên từ đó thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc.
          Tuy nhiên dưới góc độ của những kẻ thiển cận, đám rận chủ lại cho rằng việc lãnh đạo Giáo hội quan hệ mật thiết với chính quyền là sự “tha hóa” về phẩm chất đạo đức. Tha hóa có thể được hiểu là biểu hiện của sự lệch lạc về tư tưởng, nhận thức, từ đó dẫn đến những sai lầm trong hành động. Đây là biểu hiện để ám chỉ sự tiêu cực của một bộ phận người, đi ngược lại lợi ích chung của số đông trong xã hội. Tuy nhiên đó chỉ là luận điệu ngụy biện của các nhà “dân chủ”. Thực chất chúng đã cố tính sử dụng lươn lẹo cụm từ này, mục đích là đánh lừa nhận thức của người đọc, hướng sự việc theo cách nhìn tiêu cực. Cụ thể việc ban lãnh đạo Giáo hội thắt chặt quan hệ với chính quyền đó là điều đương nhiên. Bởi lẽ họ cũng là người Việt Nam, luôn mong muốn đóng góp công sức của bản thân vào công cuộc xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Họ biết ơn Đảng nhà nước đã tạo điều kiện cho Giáo hội phát triển cũng như tôn trọng các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo của họ. Thế nên trong buổi lễ Phật Đản thì hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chính giữa chánh điện, thể hiện sự kính trọng của các phật tử trong giáo hội đối với Người. Nhưng ngạc nhiên thay, các nhà “dân chủ” cho đây là một sự “hổ thẹn” đối với người Phật tử, chính điều đó đã thể hiện sự ngu dốt của chúng. Bọn chúng đã quên mất một điều quan trọng, họ không chỉ là người đi theo đạo mà trước hết họ là công dân Việt Nam. Mà đã là người Việt Nam thì ai ai cũng tưởng nhớ, biết ơn những gì mà Bác đã cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, nhờ đó mà các tăng ni phật tử hôm nay của Giáo hội mới được an tâm tu hành. Hơn nữa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một chủ thể trong xã hội thì đòi hỏi phải có sự quản lý, mọi hoạt động của giáo hội phải phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chỉ cần có lý do chính đáng thì mọi hoạt động của giáo hội đều được Nhà nước ủng hộ và bảo vệ, quán triệt chính sách tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của công của mà Đảng ta đề ra. Làm sao để Phật giáo nói riêng và tôn giáo Việt Nam nói chung cùng đồng hành với Đảng, Nhà nước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
          Như vậy đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc luôn là một tư tưởng đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Để làm được điều đó đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội cần xóa bỏ mọi mặc cảm, khác biệt để cùng nhau xây dựng quê hương ngày một tốt đẹp hơn. Dù là người theo Đạo hay không theo Đạo thì họ đều là con rồng cháu tiên trên mảnh đất này. Phải biết đoàn kết đùm bọc lấy nhau, có thế dân mới giàu, nước mới mạnh được.
          Đối với những kẻ tiểu nhân, đê tiện chỉ vì mấy đồng đôla rách mà chia rẻ, gây mất đoàn kết dân tộc thì chúng không xứng là người Việt Nam, xã hội ắt đào thải những kẻ như vậy!
Quang Phúc


Nhìn nhận lịch sử dân tộc Champa từ góc độ đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là một trong những chính sách, mục tiêu cần đạt được trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, phải khẳng định mục tiêu đó không dễ gì mà đạt được. “đường đến vinh quang đi qua ngàn sóng gió”, con đường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như thế, nhưng lòng tin của những khao khát tăng cường vị thế đất nước Việt Nam sẽ bùng cháy và đi đến thành công trong tương lai không xa.
Tuy nhiên, đang có một xu hướng của những phần tử cực đoan trong dân tộc Champa đòi công nhận dân tộc này là dân tộc bản địa tại Việt Nam. Đây rõ ràng là một việc làm trái với quy định của pháp luật. Nhà nước Việt Nam không hề có một khái niệm về dân tộc bản địa. Khái niệm bản địa chỉ xuất hiện khi người Pháp đô hộ đất nước Việt Nam mà thôi, còn sau khi giải phóng, hòa bình lập lại thì khái niệm đó là không còn. Hiện nay, các dân tộc Việt Nam chỉ được công nhận là dân tộc tại chỗ. Do đó, không hề có căn cứ sắc đáng cho việc yêu cầu đòi công nhân dân tộc bản địa của một bộ phận người dân tộc Champa.
Ảnh: Lễ hội của người Champa
Ở đây, chúng ta chỉ bàn luận dưới góc độ đại đoàn kết dân tộc Việt Nam để phát huy sức mạnh dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Nếu công nhận một dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam là dân tộc bản địa khi những căn cứ đưa ra là không sắc đáng thì sẽ gây ra hiệu ứng như thế nào đối với những dân tộc còn lại. Liệu những cố gắng của chính quyền trong việc xây dựng một đất nước hòa hợp, độc lập và một môi trường hòa bình như hiện nay sẽ trở nên vô nghĩa không???
Ngoài ra, việc đòi công nhận lịch sử một dân tộc đi cùng với lịch sử đất nước theo quan điểm của những “chuyên gia” trong việc nghiên cứu dân tộc Champa được đăng trên RFA cũng là sự coi thường lịch sử các dân tộc khác ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam có 54 dân tộc, và 54 dân tộc đó đều có nền văn hóa riêng. Việc phát triển hài hòa nền văn hóa các dân tộc đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng, chúng ta luôn xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi nền văn hóa của một bộ phận dân tộc của gia đình Việt Nam luôn được tôn trọng, giữ vững và phát huy.
Do đó, là một công dân Việt Nam, cho dù bạn là một người dân tộc nào đi chăng nữa, cũng hãy bỏ qua đi những rào cản về nhận thức, bỏ đi tư duy dân tộc hẹp hòi hay dân tộc cực đoan,  không ai ngăn cản bạn phát triển. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc sẽ là điều kiện giúp cho những dân tộc còn có khó khăn có cơ hội phát triển mình, có cơ hội thay đổi mình. Thay vì có những suy nghĩ tiêu cực hãy học tập và rèn luyện để đưa dân tộc minh phát triển hơn. Việc nghe theo những luận điệu của những kẻ “lợi ích” sẽ không thể giúp cho các bạn phát triển chính mình được đâu./

Niềm Tin

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

“Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức” - ???

Trần Huỳnh Duy Thức là một phạm nhân đang chấp hành hình phạt cho hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật độ chính quyền nhân dân. Bán án được tuyên vào năm 2010 cho y là 16 năm tù và 5 năm quản chế. Như vậy, thời gian chấp hành án của Trần Huỳnh Duy Thức còn một khoảng thời gian khá dài. Đây là một bản án đã được dư luận đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, có một thực trạng là hiện này đang giấy lên phòng trào đòi thả con người này.
Ảnh: Trần Huỳnh Duy Thức cùng đồng bọn trước vành móng ngựa
Việc chấp hành quy định của pháp luật là việc rất bình thường của một công dân, cho dù sống ở một quốc gia nào. Đặc biệt với các phạm nhân thì đó chính là hình thức họ phải nhận cho những lỗi lầm của mình. Quảng thời gian chấp hành án chính là khoảng thời gian cho những phạm nhân có thể hoàn lương, nhân cách được giáo dục theo các chuẩn mực xã hội. Đồng thời đó cũng là đảm bảo công bằng và trật tự trong xã hội. Tuy nhiên, với những nhà “dân chủ cuội”,  họ lại không nghĩ như vậy. Họ luôn tìm cách gây sức ép với chính quyền để chính quyền phải thả những tù nhân này vô điều kiện trước thời hạn chấp pháp (thông qua người bảo hộ họ). Đó rõ ràng là hành vi vì lợi ích của một nhóm người, mà cụ thể là hội “dân chủ” tại Việt Nam. Nên nhớ, sự nhân đạo của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam sẽ không có chỗ cho những kẻ cơ hội,  hai mặt và không chịu thay đổi, cải tạo chính mình sau khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức cũng như thế, bản thân ông không thể được thả ra một cách không có căn cứ chỉ với chữ kí của 20 tổ chức vì nhân quyền quốc tế gì đó. 20 tổ chức “nhân quyền” có thể đang làm những việc “nhân đạo” nhưng việc làm đó chưa xứng đáng với một phạm nhân như Trần Huỳnh Duy Thức. Chưa kể, việc cải tạo của phạm nhân Thức trong tù như thế nào?, đã đúng và đủ hay chưa?  Có thể nói,  những luận điệu của dân chủ trong việc thành minh cho Trần Huỳnh Duy Thức mới đọc qua thì rất là có lý, nhưng thiết nghĩ cái lí, cái tình trong trong những lời nói đó chỉ là sự lừa bịp để che lấp được những hành vi phạm tội của y mà cơ quan pháp luật đã chỉ ra trước đây.
Đừng nghĩ rằng sau mấy năm chấp hành đó, người ta sẽ quên được lỗi lầm của Trần Huỳnh Duy Thức và chỉ mộ bài viết mang tính cá nhân trên đài BBC (Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức) thôi là đủ để che lấp đi ánh sáng của công lí. Không thể có chuyện dễ dàng như thế được đâu.
Ngoài ra, việc kêu gọi thả tự do cho một người lầm lỗi để làm điều kiện thỏa hiệp TTP hay sắp tới là chuyến thăm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mĩ như trang tin BBC nói trên cũng cho thấy tính chất cơ hội, lưu manh, xảo trá của giới “dân chủ”. Họ đã không xem lợi ích, bộ mặt của nhà nước Việt Nam ra gì. Thử hỏi dư luận, có ai đồng ý thả một con người như ông Thức bây giờ không??
Do vậy, việc 20 tổ chức quốc tế đã kí để yêu cầu thả tù nhân Thức ra ngoài, tôi  mong rằng, các bạn hãy xem xét lại một cách kĩ lưỡng, không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam một cách vô lý và cái cớ chỉ là dân chủ, nhân quyền hày tù nhân lương tâm. Bài này quá cũ rồi.\
Niềm Tin


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

“Dân chủ” Thúy Nga “thách thức” cơ quan chức năng

Thúy Nga, tên đầy đủ là Trần Thúy Nga, là một trong những dân oan khá nối tiếng, được làng “dân chủ” coi trọng. Sự coi trọng này xuất phát từ việc “lên tiếng” với chính quyền,  mà đúng hơn là chửi chính quyền của con người này. Đây là một điều hết sức đáng buồn,  nhưng lại là một niềm tự hào của hội “dân oan” Việt Nam, nơi chị là thành viên.
Hình ảnh, tai tiếng của con người này trước đây với bản thân tôi là người phụ nữ  sinh sống tại Hà Nam, không chồng mà có tới mấy người con. Trước đây tôi có thắc mắc vấn đề này, nhưng thực sự chưa có câu trả lời.
Trong thời gian qua thì hình ảnh của Thúy Nga trên các trang mạng “sân chơi” của “dân chủ” cũng không nhiều,  tuy nhiên, tài năng của thị thì đầy rẫy trên mạng youtube.
Trong bài viết này, tôi xin được đề cập tới vấn đề Thúy Nga coi khinh pháp luật, chửi cả ngành công an, cụ thể là công an tỉnh Hà Nam. Đây không phải là lần đầu thị làm như thế, đồng thời cũng không phải là người đấu tiên trong giới “dân chủ” phát ngôn vô văn hóa, thiếu tính xây dựng. Nhưng thực sự việc làm của thị đang làm cho chính những người xung quanh, trong đó có tôi cảm thấy bất bình.
Đây cũng là một đại diện của giới “dân chủ”, do đó có thể thấy được có một vấn đề đang nổi lên trong những nhà dân chủ là việc thách thực cơ quan thi hành công vụ, là việc họ coi khinh pháp luật. Điều đó là không thể nào chấp nhận được trong tình hình Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, tất cả mọi việc làm đều dựa trên quy định của pháp luật.
P/S:
                               Video Trần Thúy Nga chửi công an
- Trong video trên, có thể thấy, việc tố cáo hành vi “rải truyền đơn” của Thúy Nga không có gì là sai. Tuy nhiên, việc sai của cô là đi không đúng cấp, chỉ mượn cớ tố cáo để chửi công an mà thôi. Nếu như công dân nào cũng có những việc làm như thế thì liệu xã hội này có còn trật tự nữa không.  Lực lượng chức năng có thể quản lí nhà nước được khi những công dân không nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật, coi khinh pháp luật
- Những nhà “dân chủ” đặc biệt là những người nhận mình là “dân oan” đã từng có những hành vi chửi tục, văng tục thì nên xem lại, đằng sau họ đang còn có cả xã hội, có gia đình họ và hơn hết chính là những người con của họ. Liệu có sự phát triển méo mó với thế hệ tương lai khi bố mẹ của nó lại đi chửi bới vô văn hóa như thế không.

Niềm Tin

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

20 nhà văn chưa là tất cả

Đây là bài viết tôi muốn nói về việc 20 nhà văn đã xin ra khỏi hội nhà văn Việt Nam. Một câu chuyện tưởng chừng như công việc hành chính, tổ chức. Nhưng lại được suy diễn thành như câu chuyện chính trị, thể  hiện sự phản đối của những con người lão làng trong nghề văn với cách quản lí của nhà nước.
Trong số 20 nhà văn xin từ bỏ thì có tới 9 người đã tham gia Văn đoàn độc lập bao gồm: Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng. Rõ ràng, trong thành phần những người này thì tồn tại những con người không đủ phẩm chất chính trị,  họ sớm đã có sự tách biệt với hội nhà văn Việt Nam. 20 con người đó, có già, có trẻ nhưng họ có chung một sai lầm là coi trọng cái tôi cá nhân quá, điều đó khiến cho họ có tư tưởng  tách biệt và rút khỏi vị trí thành viên hội nhà văn Việt Nam. Vậy 20 con người đó có lấn áp được phần còn lại của hội nhà văn Việt Nam ?
Ảnh: Một số nhà văn tách ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam
Xin được khẳng định luôn là những nhà văn này không thể trấn áp được phẩn còn lại. 20 con người đó khi ở trong tổ chức cũng chưa làm được điều gì lớn lao, cho nên họ ra khỏi tổ chức cũng không có gì ảnh hưởng quá lớn. Phải công nhận những con người này có năng lực, đã từng có cống hiến cho nền văn học Việt Nam, nhưng ngược lại, họ từ bỏ “tổ chức”. Đó là những cảm xúc nhất thời nhưng đồng thời cũng là bản lĩnh yếu kém của những nhà văn già cội này. Chỉ với những khó khăn như thế thôi đã khuất phục được họ đã minh chứng cho ý chí, lý tưởng hơn nữa là trách nhiệm của họ cao tới đâu.
Họ ra khỏi tổ chức theo một cách “vô tổ chức” và sau đó là những lời nói với dạng coi khinh, xem thường “Hội nhà văn Việt Nam”,  nơi từng là nôi cho họ bay cao. Điều đó nói lên nhân cách của họ khi tồn tại và xử lí các mối quan hệ trong xã hội.Một nhà văn ra khỏi hội nhà văn phát biểu nói “Thật ra từ lâu tôi đã không sinh hoạt trong Hội Nhà văn Việt Nam rồi, nhiều khi tôi đã muốn xin ra khỏi hội nhà văn nhưng cũng ngại vì không muốn ồn ào. Thế nhưng vừa rồi là giọt nước làm tràn cốc nước, tôi thấy mình không thể nào ở lại cái hội này nữa và tôi từ bỏ, từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam”. Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ suy nghĩ của ông: “Họ làm việc đó thì cái dở thuộc về họ thôi, nó thiếu sự tôn trọng nghề nghiệp, làm cái kiểu chính trị hóa văn chương như vậy chả ra làm sao cả, rất là tầm thường”,….Nhìn nhận những việc làm của những  nhà văn này, họ đã mắc những sai lầm lớn. Trong đó, lớn nhất phải nói tới việc mất uy tín của những nhà văn này trong lòng quần chúng nhân dân.
Có thể nói, 20 con người đó chưa là tất cả trong làng văn học Việt Nam,  sự từ bỏ tổ chức của họ cũng chính là sớm hay muộn mà thôi vì bản thân họ đã không có lí tưởng với cách mạng. Hai từ “trách nhiệm” trong họ đã bị phai nhạt, họ không hoàn thành được nhiệm vụ khi đương chức, và bây giờ họ chống lại lại nó một cách vô thức. Đây là một trong những điều hết sức thất vọng đối với những cây bút từng là cây cổ thụ lớn trong làng văn học Việt Nam. Tuy nhiên, họ từ bỏ, không có nghĩa là tổ chức tan rã,  họ đi, sẽ có những con người có đủ phẩm chất thay thế. Câu chuyện đặt cái tôi cá nhân lên đầu không bao giờ là thực tế khách quan  cho một vấn đề trong xã hội.
Niềm Tin



Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Bác Hồ - con người vĩ đại của mọi thời đại

          Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thật khiến cho mỗi người dân Việt Nam nghẹn ngào xúc động. Bác một con người cả cuộc đời vì nước vì dân, với Bác nhân dân chính là động lực để phấn đấu, tìm tòi, làm việc không biết mệt mỏi nhằm tìm ra con đường đúng đắn mang lại cuộc sống hòa bình, độc lập cho dân tộc. Và thực tế sự nỗ lực của Người đã góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi sự xâm lược của lũ đế quốc thực dân và ngày một phát triển đi lên như hôm nay.
          Và ngày 19-5 hằng năm chính là dịp để mỗi người dân trong nước và bạn bè quốc tế khắp năm châu nhớ về một con người sống bình dị, cả cuộc đời cống hiến cho hòa bình của thế giới. Bác tuy đã mất nhưng hình ảnh của Bác mãi mãi sống trong lòng nhân dân.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam)
          Thế nhưng đáng buồn thay khi mà trên một số trang mạng như danlambao, quanlambao… lại xuất hiện các thông tin lệch lạc, xuyên tạc về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Âm mưu của chúng là hạ bệ uy tín của Người từ đó bôi xấu, đả kích chế độ, làm mất đi chỗ dựa tinh thần của nhân dân. Cụ thể trên trang danlambao có viết về chủ đề “Tượng đài kỉ lục gia Hồ Chí Minh” có đoạn xuyên tạc về Bác Hồ như sau:
“- Người duy nhất trên thế giới, sau thế chiến II đã ra lệnh giết 172.000 công dân nước mình (Việt Nam) cho một cuộc đổi thay ruộng đất mà hiện nay nó quay trở lại đúng chỗ cũ!? Mà cường hào đại địa chủ còn nhiều hơn.
- Người duy nhất trên thế giới không nói tiếng nào nhưng tiếng tăm ảnh hưởng là nỗi sợ hãi khủng khiếp đã làm cho hơn 1 triệu người phải bỏ nhà cửa quê hương chạy xa gần 2000km mà vẫn còn sợ. Một cuộc di cư nhiều nhất (1954) sau thế chiến.
- Người duy nhất trên thế giới chỉ đọc một bài thơ 28 chữ: Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua-Thắng trận tin vui khắp nước nhà-Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ-Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta- từ khoảng cách hàng ngàn km nhưng khiến cho hơn 100.000 thanh niên Việt Nam phải lìa đời mà chẳng “thu hoạch” được gì.
- Người duy nhất trên thế giới đánh đổi xác 4 triệu đồng bào mình để đưa “chủ nghĩa xã hội cộng sản hoàn toàn sụp đổ trên trên toàn thế giới” hiện nay và khắp thế giới tuyệt đối 193 quốc gia Liên Hiệp Quốc không có một nước nào kể cả 4 nước CS: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên “dám” lấy cái quốc hiệu Chủ Nghĩa Xã Hội đã bị đào thải như duy nhất đảng CSVN ”.
- Người duy nhất trên thế giới với các thành tích tội ác đẫm máu nói trên nhưng khi chết lại được một cái đảng là đảng CSVN mang ướp xác nằm trong cái lăng đồ sộ và được đúc tượng đồng cho toàn dân Việt Nam chiêm ngưỡng tôn vinh chủ nhân thủ phạm các tội ác ấy!?” (http://danlambaovn.blogspot.com/2015/05/tuong-ai-ky-luc-gia-ho-chi-minh.html).
          Xin lỗi nhưng phải nói rằng chúng là một lũ khốn nạn, chúng đã bôi lem một cách trắng trợn về con người và sự nghiệp của Bác. Đó là một sự xúc phạm đối với nhân dân Việt Nam, thể hiện một đầu óc ngu si, trống rỗng của lũ bán nước. Chính vì vậy tôi xin nêu ra một số quan điểm như sau:
          Thứ nhất, công nhận rằng cuộc cải cách ruộng đất năm xưa Đảng, Nhà nước có những sai sót nhất định, gây hoang mang trong dư luận quần chúng. Nhưng đó không phải là lỗi của Bác mà người chịu trách nhiệm chính lúc ấy là Tổng Bí thư Trường Chinh. Và ngay sau vụ việc này thì ông đã xin từ chức và Bác Hồ đã nhận một phần trách nhiệm, đứng ra xin lỗi trước toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhưng chúng ta cần biết, trong chính sách này không phải không có mặt lợi. Khi đất nước đang hết sức khó khăn do chiến tranh thì việc tiến hành cải cách ruộng đất đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Đất đai trước đây bị thực dân xâm lược chiếm giữ thì nay được trả cho nông dân cấy cày, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam. Nếu không tiến hành cuộc cải cách ruộng đất thì liệu chúng ta có đủ lương thực để cung cấp cho miền Nam lúc bấy giờ? Đương nhiên trong quá trình thực hiện chính sách do không hiểu biết cặn kẽ vấn đề nên một số địa phương đã tiến hành đấu tố các địa chủ yêu nước, có đóng góp cho cách mạng. Đó là sai lầm mà Đảng thừa nhận và ngay lập tức đã có những chính sách để hỗ trợ, khắc phục.
          Thứ hai, chúng cho rằng ảnh hưởng, tiếng tăm của Bác đã làm cho “1 triệu người phải bỏ nhà cửa quê hương chạy xa gần 2000km mà vẫn còn sợ”. Vậy thử hỏi 1 triệu người mà chúng kể là ai? Đó là lũ bán nước hại dân VNCH những kẻ đã vì đô la mà bán rẻ đất nước cho đế quốc Mỹ. Khi chúng nghe tin quân và dân ta đang ầm ầm tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam, cùng với đó là hoạt động chiến tranh tâm lý của Mỹ thì chúng đã lo sợ mà bỏ chạy tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Thực tế cho thấy, khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đối với số ngụy quân ngụy quyền cũ, chính quyền ta chỉ thống kê, lập danh sách sau đó cho số này đi tập trung cải tạo một thời gian rồi đưa về quê làm ăn bình thường. Hoàn toàn không có cái luận điệu mà Mỹ tuyên truyền “ Việt Cộng sẽ giết tất cả những ai còn ở lại”… Qua đây ta thấy được sự bỉ ổi của chúng.
          Thứ ba, ai cũng biết Bác không chỉ là một nhà chính trị tài tình mà Người còn là một nhà thơ lỗi lạc. Và thật sự đáng nể khi Bác đã kết hợp hai yếu tố đó vào với nhau làm nên bài thơ mang tính lịch sử vào xuân 1968:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Năm Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên
Toàn thắng ắt về ta.”
          Bài thơ hết sức ngắn gọn, súc tích, ai nấy nghe xong đều cảm thấy sảng khoái, phấn khởi, tự tin chiến thắng ắt về ta. Chính bài thơ là nguồn động lực to lớn để quân và dân ta tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hết sức căm go, quyết liệt, để rồi làm nên những chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà Đảng ta xác định văn hóa, tư tưởng là mặt trận hàng đầu.
          Thứ tư, hiện nay quả là thành trì của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã sụp đổ và số các nước theo chế độ XHCN thì mỗi ông một kiểu khác nhau. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó thì Đảng, nhà nước đã chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của mình, tiếp tục kiên định con đường mà Bác đã chọn. Có như thế thì thế hệ hôm nay mới xứng đáng với sự hi sinh của hàng triệu liệt sĩ đã hi sinh vì đất nước. Và thực tế cũng đã chứng minh sau khi nhận cơn “chấn động” về mặt tư tưởng từ Đông Âu và Liên Xô thì Đảng Cộng sản đã chèo lái con thuyền “hình chữ S” vượt qua mọi phong ba bão táp, đưa cuộc sống của nhân dân ngày một cải thiện và hôm nay trước cộng động quốc tế là hình ảnh của một Việt Nam  kiên cường, ổn định, không ngừng phát triển. Như vậy, không có lý do gì mà chúng ta không tin tưởng vào con đường XHCN mà ông cha ta đã chọn
          Thứ năm, như đã phân tích ở trên, với một con người vĩ đại có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến mọi vấn đề của đất nước như  Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy việc xây dựng lăng Bác, xây dựng tượng đài về Bác là điều hết sức cần thiết, để thế hệ trẻ hôm nay nhìn vào Người là một tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo. Điều đó có nên hay không thì ắt hẳn ai cũng hiểu rõ?
          Tóm lại, luận điệu của lũ danlambao chỉ là những điệu lạc lõng, đơn điệu trước sự kính trọng, biết ơn của người dân Việt Nam đối với Người. Và theo như tôi được biết trong rạng sáng ngày 19-5 thì đã có hàng ngàn người đến Lăng Bác để tỏ lòng kính trọng của mình, điều đó thật sự là đáng quý.
          Rõ ràng hiện nay, lũ rận chủ trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục các hành động phá hoại trên mặt trận tư tưởng. Cuộc đời, sự nghiệp của Bác chính là một trong những vấn đề trọng tâm mà chúng chú ý lợi dụng. Đó là hành động không thể chấp nhận được đối với người dân Việt Nam. Chỉ mong dân mình cảnh giác, đừng bao giờ tin vào những luận điệu sai trái đó.
          Có như thế mới xứng đáng với Bác, với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh!

  Quang Phúc

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Lệnh cấm bắt cá – sự hàm hồ của Trung Quốc

          Giống như bao người dân Việt Nam yêu nước khác, tôi thấy thật tức tối và phi lý trước lệnh cấm bắt cá mà Trung Quốc vừa ban ra hôm 16 tháng 5 vừa qua. Sẽ không có gì đáng nói nếu lệnh cấm đánh bắt cá nhằm mục đích bảo tồn sinh học đó không bao trùm lên vùng biển của Việt Nam cũng như các vùng biển khác đang có tranh chấp.
          Theo thông lệ thì hằng năm mỗi nước có vùng biển sẽ ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một thời gian nhất định, thường là vài tháng với mục đích nhằm giành thời gian để các loài thủy hải sản có thể sinh sản, sinh trưởng nhằm duy trì nòi giống, duy trì sự đa dạng sinh học. Đó là quy tắc chung, không cần phải ban hành thì ngư dân các nước vẫn tự ý thức được thời gian sẽ nghỉ để các loài sinh vật biển duy trì nòi giống, đó cũng là cách đối xử với thiên nhiên để thiên nhiên đối đãi lại con người. Trung Quốc hay Việt Nam đều có quyền ban hành lệnh cấm bắt cá, tuy nhiên lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn chỉ có hiệu lực khi phạm vi áp dụng là trên vùng biển của mỗi nước. Nhưng một nghịch lý đến hài hước đó là lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông vừa qua của Trung Quốc lại bao trùm lên lãnh thổ của nhiều nước khác
Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Gạc Ma của Việt Nam
          Cái lý do hết sức “thỏa đáng” mà phía Trung Quốc đưa ra theo như lời của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung  Quốc Hồng Lỗi đó là “thực hiện đúng nghĩa vụ quốc tế”. Một lý do to hơn mục đích, thể hiện sự lươn lẹo hai mặt trong xử lý các vấn đề liên quan đến lợi ích các nước khác. Không chỉ ông Hồng Lỗi mà bất cứ ai am hiểu một chút về các vấn đề quốc tế thì đều hiểu rõ rằng không có kiểu thực hiện nghĩa vụ quốc tế nào lại chà đạp, đi ngược lại lợi ích của một quốc gia, dân tộc khác. Liên Hợp quốc không cho phép bất kỳ nước nào làm điều đó. Tuy trong thế giới đa cực ngày nay, sự ràng buộc về lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các nước đang cho thấy có những vấn đề chung đòi hỏi cả thế giới chung tay giải quyết. Nhưng không có nghĩa bất kỳ một tổ chức, một quốc gia nào có quyền đơn phương áp đặt ý chí, sử dụng vũ lực lên nước khác một cách tự do, xem thường công pháp và trật tự quốc tế đã được nhiều quốc gia công nhận.
          Theo hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ thì rõ ràng lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc đã rõ ràng trên khu vực này, mỗi khu vực thuộc mỗi bên sẽ chịu sự ảnh hưởng của pháp luật bên đó. Nhưng trong lệnh cấm bắt cá được Trung Quốc ban ra ngày 16 tháng 5 thì vùng chịu ảnh hưởng của lệnh này là từ 12 độ vĩ Bắc tới khu vực giáp ranh với tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông (Trung Quốc), bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ. Vậy, Trung Quốc đã dùng luật của Trung Quốc để áp dụng cho không đúng đối tượng mà luật Trung Quốc áp dụng, đó là áp dụng sai phạm vi, sai đối tượng. Như thế, chứng tỏ nền pháp chế của Trung Quốc đang hết sức nhập nhèm. Cái sai lớn nhất ở đây là Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tới ngư dân Việt Nam và các nước khác có hoạt động đánh bắt cá trên chính lãnh thổ nước mình ( Việt Nam và Philipine). Lực lượng chấp pháp của Trung Quốc một khi đã được bật đèn xanh sẽ ra sức xua đuổi, bắt bớ, đánh đập ngư dân các nước khác trong đó có Việt Nam, gây nguy hiểm cho tài sản, tính mạng của ngư dân các nước và mất ổn định cho hoạt động khai thác và giao thương trên biển Đông. Như vậy, sự sai trái về mặt pháp lý đã hiển hiện rất trơ trẽn.
          Có lẽ không khó để lý giải cho việc làm ngày càng nghịch lý và trơ trẽn của Trung Quốc, đó là một hành động nhỏ trong chuỗi âm mưu, ý đồ thâm hiểm của giới cầm quyền Bắc Kinh. Trung Quốc đang cố gắng mọi cách để “dân sự hóa” các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, dùng dân sự để gây hấn, lấn lướt và áp đặt ý chí lên các nước láng giềng nhỏ yếu và sẵn sàng dùng quân sự khi cần thiết nhằm tạo ra một trật tự “đã rồi”. Từ hành động đưa dàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, dùng tàu cắt cáp thăm dò của Việt Nam, cấp tập xây dựng các căn cứ quân sự, cải tạo các bãi đá chiếm được của Việt Nam đến hành động ban hành lệnh cấm đánh bắt cá phi lý thì Trung Quốc đang chứng tỏ cho thế giới thấy được tham vọng bành trướng của nước lớn. Nhưng với hành động hiện nay, Trung Quốc chỉ đang cho thế giới thấy rằng Trung Quốc chỉ lớn về diện tích lãnh thổ và dân số nhưng lại ích kỷ hẹp hòi và vô trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế, nguy hiểm hơn Trung Quốc đang là mối đe dọa cho nền hòa bình khu vực và thế giới.

Quốc Thái

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

ĐẠO ĐỨC GIẢ VỚI DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN- KẾT THÚC ĐI NHỮNG LỜI GIẢ TẠO!

Nhân quyền là vấn đề xuyên suốt, vấn đề hệ trọng trong các quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Một trong những việc đẩy cao các phong trào nhân quyền, phong trào dân chủ hiện nay lên cao thực ra không phải theo nghĩa đen của nó đó là cuộc đấu tranh thật sự cho các quyền cơ bản của công dân, mà đó chính là các lá bài, các âm mưu với những ý đồ xấu xa của các kẻ xấu muốn mượn vào nó để can thiệp hoặc cản trở, phá hoại đất nước khác thông qua hình thức này. (http://chongbuonbanphunuvanoletinhduc.blogspot.com/2015/03/vi-mot-viet-nam-tu-do-dan-chu-va-nhan.html) .
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong nhiều thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm rõ ràng trong việc đảm bảo quyền cơ bản của người dân, quan tâm đến đời sống tín ngưỡng của người dân bằng việc ban hành những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực làm cho người dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo hoàn toàn yên tâm, tin tưởng vào chế độ và tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, không hiểu một số người lấy thông tin và căn cứ đâu cho rằng Việt Nam không tôn trọng dân chủ, nhân quyền, điển hình là việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1410) do Hạ Nghị sĩ (HNS) Đảng Cộng hòa Chris Smith làm tác giả. Và việc các tổ chức người Việt nước ngoài dưới sự giúp sức của các kẻ xấu bên ngoài đã và đang tổ chức chiến dịch vận động lấy chữ kí để tạo một sức ép lên chính quyền Hà Nội thực hiện nhân quyền tại Việt Nam.
Theo nhìn nhận từ thực tiễn thì chính quyền Mỹ ngay cả bản thân mình chưa thực sự có nhân quyền và làm tốt các công tác này thì làm gì đủ tư cách nói và lên án một nước khác không tôn trọng nhân quyền khi trong tay không có một bằng chứng cụ thể và rõ ràng về quốc gia mà họ đang đề cập. Cụ thể: Thời gian tham gia các cuộc chiến tranh lớn của nước Mỹ lớn hơn rất nhiều (93%) so với thời gian nước Mỹ không tham chiến trong thời gian tính từ ngày lập quốc Mỹ 1776 đến năm 2011. Nghĩa là nước Mỹ dành 93% số năm của mình để đi đánh nhau thay vì “kiến tạo hòa bình”.
Từ năm 2011 trở đi, nước Mỹ tham gia các cuộc chiến: 2012 - Cùng lúc tiến hành chiến tranh "chống khủng bố" ở Afghanistan, Iraq, Somalia, Syria và Yemen; 2013 - "Chiến tranh chống khủng bố" ở Afghanistan, Iraq, Somalia, Syria và Yemen; 2014 - "Chiến tranh chống khủng bố" ở Afghanistan, Iraq, Somalia, Syria và Yemen, Nội chiến ở Ukraine; 2015 - "Chiến tranh chống khủng bố" ở Somalia, Somalia, Syria và Yemen; Nội chiến ở Ukraine.
Ảnh: Tự do tôn giáo tín ngưỡng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thể hiện rõ nét để đạp tan các luận điệu xuyên tạc, vu khống
Vấn đề tiếp theo, những cá nhân, tổ chức  đấu tranh cho vấn đề dân tộc nhân quyền tại Việt Nam cho rằng chính quyền Việt Nam đàn áp bắt bớ cá nhân hoạt động tôn giáo tín ngưỡng? Nhìn nhận từ những vấn đề thực tiễn vừa qua, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôn giáo phát triển. Mọi người đều có thể thấy rằng đời sống tôn giáo ở Việt Nam không ngừng được cải thiện và cũng cần phải nói rõ rằng chưa bao giờ tôn giáo lại phát triển mạnh như giai đoạn hiện nay. Những hoạt động tôn giáo phong phú, sôi động là bằng chứng sinh động về chính sách tôn giáo đúng đắn, cởi mở, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Những thành tựu về tôn giáo trong những năm qua và trong năm 2011 đã nói lên tất cả (http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2821/Thai_do_xuyen_tac_ve_thuc_te_nhan_quyen_o_Viet_Nam_la_pha_hoai_quan_he_Viet_My).
Tóm lại, nhân dân Việt Nam, từ mọi tầng lớp, mọi thành phần đang có một cuộc sống ý nghĩa (về mặt tự do và hòa bình) trên mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái cốt yếu ở đây là họ - những người luôn cho rằng Việt Nam không có nhân quyền cần sang Việt Nam để cảm nhận cuộc sống và sinh hoạt của người dân Việt Nam ở nơi đây để có cái nhìn và kết luận chính xác về cuộc sống người dân cũng như dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, các bạn luôn hướng về Tổ quốc là điều đáng hoan nghênh, thiện chí mong muốn tốt đẹp cho đồng bào, cho dân tộc là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, các bạn tâm phải vững, mắt phải sáng và tai phải tỏ để hiểu rõ về cuộc sống mà dân tộc các bạn đang tận hưởng, đừng nên chỉ nghe và cảm nhận để rồi suy diễn một chiều và có cái nhìn sai lệch về đất nước mà các bạn đã sinh ra, nếu các bạn không tỉnh thì các bạn đã bị lừa phỉnh và tất yếu trở thành những “cái loa” của các bọn xấu chuyên đi phát ra những điều giả dối thay vì một mục đích tốt đẹp cho dân tộc, cho nước nhà các bạn.
Với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,xin khặng định lại với các bạn bè quốc tế rằng  chúng tôi không cần phong trào hay các chính sách mang tính chất “giả tạo”, “phi hiện thực hóa” về vấn đề mà chúng tối đang làm đúng và tốt, mà điều chúng tôi cần là chế độ của chúng tôi đang sống ngày càng được củng cố, đất nước ngày càng vững chắc đảm bảo cho Tổ quốc chúng tôi phát triển và bền vững mà không để bất kì một kẻ nào có thể chi phối và khống chế cuộc sống làm chủ của chúng tôi. Đó là điều mà chúng tôi cần cho hiện tại và mai sau!
Hiểu Minh


Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

GÓC NHÌN TỪ NGỌC ẨN: TTP - VỚI MỘT CÂU CHUYỆN PHIẾM!

Mấy ngày hôm nay trên các trang mạng, các blog bàn tán xôn xao về vấn đề Việt Nam gia nhập TPP. Bản thân tôi cũng có đôi điều thắc mắc không hiểu tại sao một số người cứ thích hóng chuyện để rồi đánh rẽ sang một chuyện “phiếm” khác mà bản thân chuyện “phiếm” chả có liên quan gốc rễ gì với vấn đề mà họ đang đề cập. Tôi xin nói rõ:
Thứ nhất, về vấn đề TPP là gì, vì sao Việt Nam lại cần thúc đẩy tiến trình để gia nhập TPP.
Thứ hai, đó là bài báo với câu chuyện “phiếm” của tác giả Ngọc Ẩn với nhan đề “Phân tích cái hại của bỏ phiếu thuận giúp CSVN vào TPP” (http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/05/phan-tich-cai-hai-cua-bo-phieu-thuan.html) mà tôi đọc hết cả bài mà hóa ra bạn ấy nói với chúng ta rằng cuộc bầu cử hay bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử hãy theo cách của chính quyền Mỹ với phương châm “Là cơ hội tốt để nhân dân mặc cả với chính quyền bằng cái giá hợp lí và kiếm tiền từ những cuộc vận động tranh cử này”. Đó là ý kiến mà bạn ấy muốn chuyển đến chúng ta khi cái óc của bạn đấy đã bị chét đầy một chữ “tiền”.
Đầu tiên, tôi xin được nói về Tổ chức TPP một cách khái quát như sau và tác động của nó với nền kinh tế Việt Nam chúng ta hiện nay.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Ngày 14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.
Ảnh: Thành viên của TPP
Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4). Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền...
Vậy, nếu tham gia TPP chúng ta sẽ có lợi gì? Đó sẽ là cơ hội lớn về quan hệ thương mại và tận dụng tối đa nguồn lao động dồi dào, cũng như nhiều khía cạnh khác  của nước ta hiện nay. Cụ thể, đầu tiên, TPPsẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng trên là quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi. Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.
Lợi ích thứ hai, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.
Lợi ích thứ ba là cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại.
Cuối cùng nhưng rất quan trọng, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngoài ra, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức không hề nhỏ, nổi bật nhất đó là sức ép cạnh tranh. Nếu đi sâu phân tích cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường. Các ngành bị tác động tương đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu dùng. Các mặt hàng vốn vẫn được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy… có thể không đáng ngại, lý do là các nước TPP hoặc không xuất khẩu hoặc hướng đến phân khúc thị trường khác so với sản xuất trong nước. Riêng với xăng dầu, nếu xóa bỏ thuế nhập khẩu Việt Nam sẽ mất đi một trong các công cụ điều hành giá quan trọng. Đây là tác động mà các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải tính đến một cách cẩn trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, cần nhớ rằng, sau 7 năm thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã tương đối mở. Sức ép cạnh tranh từ TPP, nếu có sẽ xuất hiện ở ba ngành chính: ngân hàng, phân phối và phần nào đó là viễn thông giá trị gia tăng. Và còn nhiều điều khác nữa tác động chi phối tới nền kinh tế nước ta nếu gia nhập TPP.
Vấn đề thứ hai là tôi xin có quan điểm đối với bài viết của bạn Ngọc “Ẩn” nhưng không “nổi”. Bạn nói rằng chúng ta nên học cách bỏ phiếu của chính quyền Mĩ, bạn bảo với chúng tôi đó là cơ hội tốt đề chúng ta “mặc cả” với chính quyền, với những người tranh cử để “kiếm lãi” ?! Ơ hay, thế cái não của bạn dùng để làm gì khi bạn viết ra những câu này, nếu bầu cử theo hình thức “mua bán chợ búa” như bạn nói thì hóa ra những người bạn muốn lên lãnh đạo đất nước là người chỉ cần có nhiều tiền và năng lực của họ thì bạn không cần phải bàn và quan tâm đến. Bạn đang bảo chúng tôi quay trở về thời kì phong kiến ngày xưa là dùng tiền để mua quan, lấy chức mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, vận mệnh quốc gia à? Bạn à, đất nước họ thì họ bầu cử như thế thì dân họ muốn thế, nhưng với đất nước chúng tôi, bầu cử phải đúng pháp luật, công khai và minh bạch, những con người mà chúng tôi bầu ra là những con người sáng suốt và chúng tôi cần họ và tin tưởng ở họ. Khoản tiền như bạn nói thì có thể có nhất thời nhưng mà cái hại về sau mà chúng tôi phải gánh chịu bởi những con người mà mua chuộc chúng tôi bằng tiền thì lớn hơn gấp vạn lần.
Bạn nói với chúng tôi bỏ phiếu cho đất nước vào và gia nhập TPP là một cái hại? Thật nực cười với cái “phiếm” của bạn, hay là bạn đã đủ sung sướng với cuộc sống hiện tại của mình rồi mà không quan tâm đến đời sống kinh tế của đất nước, của nhân dân hiện tại. Bạn có biết rằng, gia nhập TPP chúng ta giải quyết tốt nhất cái thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết tốt vấn đề việc làm là vấn đề đang gây nhức nhối ở nước ta. Là giải quyết nạn vấn dưa hấu, các mặt hàng nông sản không còn tình trạng chờ đợi và hư hỏng ở cửa khẩu, là con đường để thúc đẩy công tác sản xuất nông sản, là con đường để chúng ta không cần phụ thuộc tiêu thụ mặt hàng vào một nước,... Phải chăng cái não của bạn chỉ dừng lại ở mức thiển cận mà không thể bứt phá ra mà suy nghĩ được chỉ bị áp đặt bởi hai từ “chống phá” mà bọn xấu đã “gột rửa” và “nhét vào” cái đầu nhỏ bé của bạn.
Bạn thấy hả hê khi “Tổng Thống Obama và nội các của ông dùng TPP gây áp lực lên CSVN”  lên chính quyền, lên đất nước và sâu xa hơn là lên đồng bào bạn, là việc ngăn chặn con đường phát triển của đất nước, ngăn cản và “kéo sập” nguồn thu nhập sẽ được nâng cao hơn (nếu vào TPP) của đồng bào bạn. Thế thì bạn kêu gọi chúng tôi về cái gì khi cái lợi ích của chúng tôi đã bị “đạp đổ”, hay bạn kêu gọi chúng tôi đi bưng bít mấy bọn người chuyên đi ngược lại với lợi ích của chúng tôi như bạn à, có thể bạn bưng bít thế thì bạn có tiền và thu nhập của bạn sẽ tăng nhưng với chúng tôi là con số 0 hoặc hơn nữa là con sô âm. Bạn nói chính quyền Mỹ cần dùng TPP để can thiệp vào dân chủ và nhân quyền ở VN? Thế bạn hiểu bao nhiêu về dân chủ và nhân quyền? Bạn hiểu bao nhiêu về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam so với dân chủ và nhân quyền của nước Mỹ hiện tại? Bạn sống ở Việt Nam từ bé đến giờ đã phải chịu bị thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa về các chính sách cộng đồng và chính sách an sinh? Nếu bạn giải thích và hiểu được căn bản những vấn đề này thì ngay bây giờ bạn cần phải hiểu được việc gia nhập TPP của Việt Nam là quan trọng, cần thiết và đáng được hoan nghênh như thế nào!
Bạn thân Mỹ, tôn sùng Mỹ thì mặc xác bạn, nhưng bạn đừng lôi Mỹ vào đây để so sánh mọi vấn đề và khía cạnh của Mỹ với đất nước và con người Việt Nam, bởi bên ngoài vẻ hòa nhoáng của Mỹ thì những điều xấu xa ẩn sâu bên trong của Mỹ mà bạn nào đâu có biết. Vì vậy, ngay lúc này với mọi vấn đề chính trị xã hội của đất nước đang trong quỹ đạo chuẩn của nó thì không nhất thiết cần những con người “tôn ngoại bang làm cha” như bạn đứng ra gào thét những điều vớ vẩn mà bản thân dân tộc Việt Nam không cần đến điều đó. Nhà nước và chính quyền một quốc gia được xây dựng và vận động qua quá trình chọn lọc của lịch sử dân tộc, và Nhà nước và chính quyền Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đất nước Việt Nam đang đi đúng hướng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam có niềm tin tuyệt đối vào người lãnh đạo của họ, vào các chính sách mà họ đưa ra nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Còn bạn, không chấp nhận chính quyền đang lãnh đạo bạn, tôn sùng và cho Mỹ là hình mẫu thì cuốn gói sang Mỹ mà theo họ, dân tộc không cần những thành phần như bạn lên tiếng với những câu chuyện “phiếm” như thế!
Hiểu Minh



aimua24h.com