Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2014

Trong thời gian tới, mạng lưới nhân quyền Việt Nam tại Californi, Mỹ sẽ công bố bản báo cáo về tình hình nhân quyền năm 2014. Đây có lẽ là dịp cho những người danh xưng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam lên tiếng, ca tụng những gì họ đã làm được. Mặc dù chưa biết nối dung bản báo cáo đó sẽ như thế nào,  nhưng lướt qua một số trang mạng có thể thấy được một “viễn cảnh nhân quyền” do những con người này viết ra để nói tình hình ở Việt Nam. Đặc biệt là bài phỏng vấn của Nguyễn Bá Tùng, điều hợp viên của mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở tại California, Mỹ được đăng trên đài RFA. Bước đầu đã cho thấy sự đánh giá thiếu khách quan của những con người này với tình hình nhân quyền Việt Nam.
Ảnh: Báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2014
Tuy nhiên, trước lúc bản báo cáo đó được công bố, chúng ta điểm qua tình hình nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua qua các sự kiện sau:
+ Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc  ngày 5/2/2014. Hầu hết các nước đã đánh giá cao nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người và sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR. Điều này đã được thứ trưởng bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định lại khi trả lời phóng viên hỏi về việc Việt Nam bị chỉ trích về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2014. (http://infonet.vn/viet-nam-nghiem-tuc-thuc-hien-khuyen-nghi-upr-post116557.info).
 + Trong ngày 10, 11 tháng 3 năm 2015, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã tiến hành 2 phiên đối thoại với các Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng - Ông Heiner Beilefeldt và Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa - Bà Farida Shaheed. Tại phiên họp, báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo và tín ngưỡng đã đánh giá cao sự hợp tác và tạo điều kiện của các cơ quan trong suốt thời gian chuyến thăm; ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại nước ta, đặc biệt là sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các tỉnh trong những năm vừa qua; đồng thời khuyến nghị Việt Nam tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng, điều tra làm rõ các cáo buộc liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bày tỏ ý muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong quá trình thực hiện vai trò Báo cáo viên đặc biệt của mình.
Để có thể tự tin nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam trên trường quốc tế như thế, bản thân chính phủ Việt Nam chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Trước hết là nâng cao quyền con người cho người dân Việt Nam, sau nữa đã góp một phần quan trọng cho việc nâng cao giá trị con người trên phạm vi toàn thể giới khi đang là thành viên hội đồng nhân quyền nhân quyền liên hợp quốc nhiệm kì 2014 – 2016. Cụ thể:
Thực hiện các khuyến nghị UPR liên quan đến tham gia các công ước quốc tế về quyền con người, tháng 11/2013, Việt Nam đã ký Công ước về chống tra tấn. Theo lộ trình, Việt Nam phê chuẩn Công ước về chống tra tấn và Công ước về quyền của người khuyết tật 28 tháng 11 năm 2014 (http://vneconomy.vn/thoi-su/quoc-hoi-phe-chuan-cong-uoc-chong-tra-tan-ha-nhuc-con-nguoi-20141128084447774.htm)  và như vậy, Việt Nam là thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt của Liên hợp quốc về nhân quyền. Trước đó, tháng 6/2012, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Công ước về Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam cũng đã ký nhiều công ước của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến lao động và việc làm như Công ước số 122 về Chính sách việc làm và Công ước số 186 về Lao động hàng hải.
Thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam đã trình bày báo cáo Công ước quốc tế về chống phân biệt chủng tộc tháng 2/2012, Công ước về quyền trẻ em tháng 5/2012, hoàn thành và nộp báo cáo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, báo cáo quốc gia đối với Công ước về chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và đang tích cực triển khai soạn thảo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.
Thực hiện các khuyến nghị liên quan đến hợp tác với cơ chế Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, trong 4 năm qua, chúng tôi đã đón  5 Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền vào thăm và làm việc tại Việt Nam, gồm Chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu số (tháng 7/2010), Chuyên gia độc lập về đói nghèo cùng cực và nhân quyền (tháng 8/2010), Chuyên gia độc lập về nợ nước ngoài (tháng 3/2011), Báo cáo viên đặc biệt về quyền được hưởng thụ những tiêu chuẩn cao nhất có thể về y tế (tháng 12/2011) và Chuyên gia độc lập về quyền văn hóa (tháng 11/2013) thăm Việt Nam. Việt Nam cũng đã gửi lời mời tới các Thủ tục đặc biệt về quyền lương thực, giáo dục, tự do tôn giáo và tín ngưỡng thăm Việt Nam trong năm 2014 và xem xét mời một số Thủ tục đặc biệt khác trong những năm tiếp theo. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với các Thủ tục đặc biệt đã thăm và có những đánh giá tích cực về Việt Nam, đồng thời giúp chỉ ra các thách thức Việt Nam cần giải quyết nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người.    
Với chủ trương sẵn sàng đối thoại và hợp tác về quyền con người, coi đó là cơ hội để trao đổi thẳng thắn, xây dựng về những vấn đề nhân quyền cùng quan tâm, Việt Nam đã thiết lập các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ về nhân quyền với một số nước, đồng thời hợp tác tích cực với các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có liên quan đến vấn đề quyền con người. Chính phủ Việt Nam luôn trân trọng và sẵn sàng cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các lĩnh vực được quan tâm, trực tiếp trong các khuôn khổ đối thoại cũng như trong các báo cáo định kỳ về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, trong đó có Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR.
Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thành lập cũng như hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC). Đặc biệt, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN xây dựng và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN tháng 11/2012. Đây là văn kiện đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác và bảo vệ nhân quyền ở khu vực, là sự cam kết của các nước ASEAN trong việc tôn trọng và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của người dân trong khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam cũng hợp tác tích cực với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong việc triển khai Dự án về tăng cường năng lực thực thi các công ước quốc tế về quyền con người ở Việt Nam, trong đó tập trung vào hoạt động phổ biến các kết quả thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là việc thực hiện các khuyến nghị UPR.
Trong nước, Việt Nam cũng đảm bảo thực hiện tốt nhất về quyền con người. Nó được minh chứng qua các số liệu sau:
Tính đến hết năm 2013, cả nước có 997 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm của năm 2009); gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử. Người dân Việt Nam được tiếp cận với hầu hết các hãng thông tấn, truyền hình lớn trên thế giới và thông qua Internet, kết nối trực tiếp với mọi mặt đời sống quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam là một thực tế đáng ghi nhận. Tính đến tháng 12/2012, số người dùng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người (so với 26 triệu người năm 2010 và 20 triệu người năm 2008), chiếm 34% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Gần 3 triệu người có blog cá nhân. Theo xếp hạng năm 2012 của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại Châu Á về số lượng người sử dụng Internet.
Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 380 hội năm 2009); 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hội hoạt động đặc biệt tích cực trên các mặt xã hội, nhân đạo, từ thiện, nhất là cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. 95% người dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó có tín đồ của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức ở nhiều quy mô khác nhau trên khắp cả nước đã tạo nên đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc vùng miền.
Nhà nước Việt Nam chủ trương các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia hệ thống chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số. Trong giai đoạn 2006 – 2012, Nhà nước đã ban hành 160 văn bản quy phạm pháp luật và trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, vẫn dành hơn 2,5 tỷ đô la Mỹ về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, trong đó tập trung ưu tiên phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số rất ít người. Nhiều di sản văn hóa các dân tộc đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên", "Thánh địa Mỹ Sơn", hoặc di sản văn hoá cấp quốc gia.
Bên cạnh đó những kể quả đạt được đó, chúng ta cũng nhìn nhần vào những thực thế khi  Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển với những hạn chế về nguồn lực không dễ vượt qua. Với lãnh thổ trải dài hơn 2.000 km, sự đa dạng về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, địa lý và thổ nhưỡng đã tạo nên bản sắc và giá trị riêng của đất nước Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người và tự do cơ bản cho mọi người dân. Bên cạnh đó, hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa với hệ lụy là các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu... cũng góp phần sói mòn các nguồn lực vốn đã thiếu hụt và làm giảm hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, qua đó tác động trực tiếp đến sự thụ hưởng các quyền của người dân Việt Nam. Hệ thống pháp luật, dù đang không ngừng được kiện toàn, vẫn còn thiếu.
Có thể khẳng định, Việt Nam đã đảm bảo được quyền cơ bản con người, cũng như hoàn thành nghĩa vụ khi là thành viên của hội đồng nhân quyền liên hợp quốc một cách xuất sắc. Đó là những điều mà chúng ta cần phải tự hào, phấn khởi. Qua đó, những thành tích đã đạt được đó sẽ là một phần nào cho những nhà dân chủ cuội Việt Nam hiểu thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cũng rất mong, những con người Việt Nam ở nơi đất khách quê người hãy nghĩ về dân tộc,  nghĩ về tương lai đất nước, đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Có như thế mới tạo ra những điều tốt đẹp cho quê hương Việt Nam được.
Niềm Tin



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com