Phải nói trước một điều, Phật giáo trước năm 1975 cùng chung số phận bé nhỏ, lép vế trước độc tôn Thiên Chúa giáo của nền chính trị Việt Nam Cộng hòa. Đấy là số phận chung của các tôn giáo mà chế độ Ngụy quyền cũ không ưa, luôn bị gạt ra ngoài rìa đời sống xã hội. Phật giáo Việt Nam sau tháng 4 năm 1975 như nhận được một luồng sinh khí mới, đã góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước với vai trò là một nhu cầu tinh thần chân chính của một bộ phận nhân dân.
Quay về thời Đệ nhất Cộng hòa, sự cai trị độc đoán, hà khắc của gia đình họ Ngô đã đặt Thiên Chúa giáo làm quốc đạo, hoạt động trên cả pháp luật và lấn át các tôn giáo khác. Cụ thể, theo đạo dụ số 10 của chính quyền lúc bấy giờ thì các tôn giáo khác chỉ là hiệp hội, không phải là giáo hội, ngoại trừ Thiên Chúa giáo. Bởi xuất phát điểm của chính thể Việt Nam Cộng hòa là do sự môi giới giữa tình báo Mỹ và vài linh mục dựng nên, gia đình họ Ngô cũng thuộc giáo Chúa toàn tòng. Và cuộc đàn áp Phật giáo lịch sử đẫm máu năm 1963 là hệ quả cho chính sách tôn giáo ngập ngụa bất công đó. Vậy nhưng ông Võ Văn Ái, một người mang trong mình đầy rẫy hận thù trong bài viết “30 tháng 4 và Phật giáo Việt Nam” đã bênh vực cho chính quyền cũ và lên án những chính sách mới về tôn giáo của chế độ hiện tại. Xin thưa rằng, sự tốt đẹp hay không hãy nhìn vào quá khứa và thực tại thì rõ. Một quá khứ nhơ nhớp bùn đen đối với Phật giáo nay được bênh vực, làm sáng tỏ đáng ra nên cảm kích thì lại bị ông Võ Văn Ái quay ngược mũi giáo chọc vào yết hầu chế độ.
Ảnh minh họa
Tôn giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng ngày hôm nay đã khác xưa, mỗi tôn giáo đều có Giáo hội của riêng mình, với đầy đủ các yếu tố như nơi thờ tự, tín đồ, hệ thống giáo thuyết…luôn được luật pháp tôn trọng và tạo điều kiện cho hoạt động. Phật giáo Việt Nam ngày hôm nay có thể nói thịnh không kém phần với các tôn giáo khác, cơ sở thờ tự mọc lên rất nhiều, tăng ni phật tử được đào tạo bài bản. Quan trọng hơn bao giờ hết là Phật giáo đang được nhân dân tin theo, phù hợp với văn hóa dân tộc, số lượng tín đồ không tuyên xưng rất lớn. Những lễ cầu an, cầu phước luôn là nơi tập trung nhiều quần chúng tín đồ nhất. Giáo Hội Việt Nam ngày hôm nay luôn có đại biểu đại diện trong Quốc hội, góp phần định đoạt những vấn đề trọng đại của đất nước. Phật giáo không chỉ có vai trò trong đời sống tâm linh mà còn góp phần vào đời sống xã hội.
Tuy nhiên, cái mà ông Võ Văn Ái đã nhắc đến đó lại là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất của ông Thích Quảng Độ. Đó chỉ là một tổ chức ít ỏi tín đồ, tự phát và hoạt động riêng rẽ ngoài pháp luật. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, mọi cá nhân tổ chức đều hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, không có cái cớ nào cho một tôn giáo hoạt động tự do ngoài khuôn khổ pháp luật. Sự đòi hỏi quá trớn và tham lam của cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” trong những năm qua đã cho thấy điều đó. Nhà sư Thích Quảng Độ khép mình sau áo cà sa không còn là sư nguyên vẹn mà hiện nguyên hình là con buôn chính trị với sự nâng đỡ của nước ngoài, trong đó có sự pr ít nhiều của tờ phản động “Quê Mẹ” mà Võ Văn Ái đang làm chủ biên. Nhà nước Việt Nam không bao giờ hạn chế tự do tín ngưỡng của người dân, nhưng đã là tôn giáo và giáo hội thì phải hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng. Các hoạt động xã hội của tôn giáo như từ thiện…đều phải quản lý đúng đường hướng mục đích, không thể có kiểu như nhà sư Thích Quảng Độ phát tiền cho dân để đi biểu tình chống chính quyền.
Ảnh minh họa
Sự thống nhất của Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào sau cách mạng đó là xu thế tất yếu. Tôn giáo phải luôn là nơi tín đồ gửi gắm tinh thần, phó thác phần hồn chứ tuyệt nhiên không thể là một tổ chức xã hội bị lợi dụng để mưu cơ chính trị hay là lực lượng đối kháng với Nhà nước. Có thể khẳng định rằng hiện nay Việt Nam chỉ có duy nhất một giáo hội hoạt động chính thống, to lớn, được tín đồ biết đến rộng rãi đó là Giáo Hội Việt Nam, ngoài ra không hề có giáo hội nào khác, có chẳng đó chỉ là tổ chức ma cô của một số kẻ chống phá chính quyền bằng cách lợi dụng tôn giáo.
Quốc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét