Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

“Xu thế” phát triển tàu ngầm ở châu Á

Câu chuyện chạy đua vũ trang đã xẩy ra trước đây, đặc biệt là giai đoạn chiến tranh lạnh giữa Nga và Mĩ trước đây. Rõ ràng, việc đua theo những sản phẩm giết người đã ngốn rất nhiều ngân sách của các nước, đồng thời kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Và hiện nay có hay không việc chạy đua vũ trang giữa các nước trên thế giới???
Trong thời gian gần đây, việc các nước liên tục đóng tàu, cải tiến các phương tiện, mua mới đang giấy lên một lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa các nước. Theo tạp chí Defense News, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra quyết định rằng toàn bộ yêu cầu đóng tàu chiến trong tương lai sẽ được dành cho các xưởng nội địa. Theo đó, các hợp đồng đóng tàu chiến và tàu ngầm trong vòng 10 năm tới có thể sẽ có giá trị lên đến 50 tỉ USD. Còn theo trang mạng tiếng Nga military-informant, Trung Quốc đang phát triển một thế hệ tàu ngầm tiếp theo nhằm thực hiện ý đồ bá chủ đại dương của mình. Military-informant cho biết, hiện tại, tình báo Mỹ đã xác định được việc Trung Quốc tiến hành đóng 2 tàu ngầm hạt nhân Type 098 đầu tiên cho hải quân. Ngoài ra, nguồn tin cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở bí mật để tiếp nhận các tàu ngầm hạt nhân Type 098. Chính Việt Nam cũng đang hiện đại hóa các vũ khí của mình, đặc biệt là việc đầu tư mua tới 6 chiếc tàu ngầm của Nga,….
Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:
1.     Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula , và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094
2.     Ấn Độ
Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.
Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
3.     Indonesia
 Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.
Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm  lớp Amur , tàu ngầm lớp Kilo của Nga , tàu ngầm Type 214 của Đức.
4.     Malaysia
Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.
Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
5.     Singapore
Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện  khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.
Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.
Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.
6.     Thái Lan
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.
7.     Nhật Bản
Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật  Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.
Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
8.     Hàn Quốc
Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.
9.     Pakistan
Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.
10.             Australia
Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.
Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.
Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới  25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.
Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm  tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.
Theo như tuyên bố của các nước thì hầu như đây là việc làm để tự cường cho mình, để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia đặc biệt là trong tình hình tranh chấp biên giới quốc gia đang gia tăng hay gần đây là tranh chấp ở biển Đông đang diễn ra khá phức tạp với nhiều quốc gia đặt lợi ích của mình vào. Tuy nhiên, nếu phòng ngừa một cách chủ động như thế này sẽ rất dẫn đến sự hiểu nhầm về một cuộc chay đua vũ trang. Quốc gia nào cũng muốn được hòa bình, tuy nhiên, không có quốc gia nào muốn mình trở thành con tốt của nước khác.
Thế kỉ 21 là thế kỉ thế giới vươn ra biển đảo, và để vươn ra được xa hơn, cần có những công cụ phương tiện, trong đó có khai thác và bảo vệ. Tôi nghĩ, trong thời gian tới, việc đầu tư vào tàu ngầm sẽ được các nước quan tâm hơn. Đồng thời sẽ được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn. Có thể nói, đây chính là một xu thế mới.
Việt Nam là một quốc gia gần biển, với đường bờ biển trải dài theo lãnh thổ cũng nên nhận diện những tác động của xu thế đó. Nếu Việt Nam không kịp đầu tư, không kịp chuẩn bị thì chúng ta sẽ tụt hậu trong việc tự bảo vệ mình trước những thách thức của thời đại. Đặc biệt là sự lăm le, bành trướng của Trung Quốc. 6 chiếc tàu ngầm đã được đầu tư, nhưng đằng sau đó là việc vận hành, sử dụng nó sao cho hiểu quả cũng đang là một bài toán cần tính tới. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng hơn nữa việc đầu tư nguồn nhân lực phát triển khoa học kĩ thuật, không nên chủ quan được với những diễn biến đó.
Niềm Tin


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com