2015 là một năm đặc biệt, năm chẵn kỷ niệm của nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Tròn 70 năm ngày thành lập nước Việt Nam, tròn 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sự kiện trọng đại cũng đi liền với những ý kiến ngược chiều của một số cá nhân cực đoan, không thiện cảm với chế độ, vẫn mang trong mình thù hằn dân tộc dai dẳng. Trong những ngày qua, nhiếu cá nhân đã từng ở phía bên kia của cuộc chiến đã có những lời nói, bài viết đầy xuyên tạc về thắng lợi 30 tháng 4, bóp méo sự thật, bôi nhọ chế độ hiện hành…Bài viết này của tác giả chỉ đề cập đến một vấn đề, đó là vấn đề tôn giáo dưới chế độ cầm quyền hiện nay.
Cảm thấy không đồng ý với bài viết được BBC đăng tải trong dịp 30 tháng 4 năm nay về tôn giáo Việt Nam, tác giả xin có đôi lời về bài viết “Giáo hội Công giáo Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4” của Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc gửi từ Anh Quốc. Bài viết theo ghi chú là quan điểm và văn phong tác giả nhưng nó đã mang tính cá nhân hóa theo quan điểm của một lăng kính khác, lăng kính chủ quan, cá nhân.
Một buổi cầu nguyện tại Nhà thờ
Trong bài viết có tiêu đề “Giáo hội công giáo Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4” có nói rằng sau khi chính quyền Cộng sản chiếm miền Nam thì “Giám mục bị giam”, rồi “tài sản bị mất” và “vẫn bị giới hạn”. Chúng ta hãy nói đến vấn đề đầu tiên, đó là Giám mục bị giam. Trường hợp mà ông Đoàn Xuân Lộc đưa ra đây là Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã bị chính quyền sau giải phóng lưu chuyển, không theo ý của Vatican khi phân chia sứ vụ quản lý và điều hành giáo hội. Theo tác giả, đây là một sự lập lờ của tác giả Đoàn Xuân Lộc khi đề cập đến vấn đề này. Chúng ta luôn phải nhớ một điều rằng dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa là do Mỹ dựng nên và bảo trợ một cách bất hợp pháp gây chia rẽ hai miền Nam Bắc Việt Nam nhưng trước năm 1975 nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với miền Nam. Chính xác thì kiến trúc thượng tầng miền Nam Việt Nam trước 1975 có những đặc trưng của tư bản kết hợp độc tài gia đình trị cộng với độc tôn Thiên Chúa giáo. Nó đã tạo ra những hệ lụy khủng khiếp như đàn áp các tôn giáo khác mà nạn nhân tiêu biểu là Phật giáo, bảo trợ, khuếch trương cho Thiên Chúa giáo, ưu tiên và coi Thiên Chúa giáo là Quốc đạo. Như vậy dưới chế độ VNCH đã có sự hoạch định chính sách coi Thiên Chúa giáo là một trong những yếu tố kết cấu nên kiến trúc thượng tầng, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo. Vì thế Thiên Chúa giáo dưới thời VNCH đã được bộ máy cai trị của chế độ lợi dụng coi nó như là bảo bối để khống chế, kêu gọi và thu hút cơ sở xã hội của chế độ. Vì vậy có thể nói không hơn không kém Thiên Chúa giáo là độc tôn, thượng đẳng và giám mục, linh mục của tôn giáo này đã góp phần đắc lực cho sự tồn tại của chế độ VNCH. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm để ổn định trị an ngay sau khi 2 miền thống nhất đó là cần phải thay đổi những yếu tố bất hợp lý trong kiến trúc thượng tầng. Việc chính quyền mới có sự chỉnh đốn và đặt Thiên Chúa giáo dưới sự hoạt động của pháp luật mới là tất yếu. Chính quyền đã không gây khó dễ cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và cuối cùng đã để ông ra nước ngoài sống phần đời còn lại.
Hồi đồng Giám mục Việt Nam
Về “tài sản bị mất”. Đây lại một cách dùng từ bừa bãi và loạn ngôn của ông Đoàn Xuân Lộc. Đừng bao giờ dùng từ “mất” vì những thứ chưa bao giờ có. Thiên Chúa giáo đến Việt Nam chỉ mới mấy thế kỷ và khi đến cũng chưa từng một tấc đất cắm dùi nhưng so với các tôn giáo khác họ lắm tiền nhiều của một cách nhanh chóng là do đâu? Xin trả lời rằng Thiên Chúa Giáo đã là lực lượng tiếp tay đắc lực cho công cuộc viễn chinh của thực dân Pháp xâm lược và Đế quốc Mỹ sau này, dẫn chứng thì đầy rẫy không cần phải nói. Đây là nỗi tủi nhục ê mặt nhất đáng lẽ ra không nên “bới cứt lên mà ngửi” nhưng nay ông Đoàn Xuân Lộc nhắc đến thì phải nói. Khi thống nhất đất nước, tài sản sẽ phải quốc hữu hóa là tất yếu. Thiên Chúa giáo không là ngoại lệ, không có quyền hoạt động ngoài vòng pháp luật, việc chính quyền có những chính sách mới áp dụng đối với tôn giáo này là điều hiển nhiên. Việc thu lại tài sản cho nhân dân là điều hoàn toàn bình thường, không một cá nhân, tổ chức, lực lượng nào được hưởng đặc quyền đặc lợi cả.
Về vấn đề cuối mà ông Đoàn Xuân Lộc đề cập đó là “vẫn bị giới hạn” thì đó là những nhận định thiếu thực tế của một con người xa Việt Nam hàng chục năm trời. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, có tác động lớn đến sự phát triển của xã hội, vì vậy nó luôn phải đặt dưới sự quản lý. Hoàn toàn không có sự tự do tuyệt đối, tự do vô tổ chức. Một khi tôn giáo bị lợi dụng cho những âm mưu chính trị thì sự bi lụy cho xã hội là điều khó tránh khỏi, bằng chứng rõ nhất là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hiện nay. Có chăng ông Đoàn Xuân Lộc mong mỏi rằng Thiên Chúa giáo ngày nay sẽ được độc tôn và đặc lợi như Pháp và Mỹ đã làm trước đây tại Việt Nam. Nhưng chế độ hiện hành luôn bình đẳng tôn giáo và tôn trọng tự do tín ngưỡng nên sẽ không có chuyện thiên vị cho tôn giáo nào cả.
Thiên Chúa giáo ngày nay tại Việt Nam được quản lý hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Điều đó có thể Vatican không ưa bởi lịch sử nhơ nhớp không mấy tốt đẹp khi họ phục vụ cho thực dân đế quốc. Nhưng ngoại trừ những kiểu tôn giáo như Dòng Chúa cứu thế với các linh mục đầy phản động thì ở Việt Nam hiện nay Thiên Chúa giáo đang hoạt động bình thường, tín đồ vẫn luôn “tốt đời đẹp đạo”.
Quốc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét