Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

"Deepweb" - Thế giới ngầm của Internet ?

1. Khái niệm Deepweb:
Deepweb tạm dịch là “web” ẩn là các nguồn dữ liệu, thông tin dạng web trên internet nhưng không thể tìm thấy trên các máy tìm kiếm thông thường hiện nay như google, bing, yahoo...
Tất cả những gì mọi người thấy hàng ngày trên Internet(www) và search từ Google ra chỉ là 4% trong số 100% tất cả những gì nằm trên Internet.
Vậy câu hỏi đc đặt ra là:"Vậy 96% còn lại của Internet nằm ở đâu?"
Câu trả lời:"96% còn lại đó chính là Deepweb - Nơi sâu thẳm nhất và cũng là tăm tối nhất của Internet".

2. Deepweb có những gì?
Deepweb chứa tất cả các thông tin trên thế giới derground,thông tin mật của chính phủ,chợ đen,...
Theo thông số đc đã đc kiểm định thì Surface web(những gì ta search và thấy đc hàng ngày) chỉ xấp xỉ 167 Terabytes (167TB=167.000GB) còn Deepweb sở hữu tới 91000 Terabytes (91.000.000GB)
3.Tại sao ko tìm thấy Deepweb trên Google vậy?
Như đã nói ở trên về những thứ có trong deepweb nên nó ko phải là nơi dành cho tất cả mọi người mặc dù nó dành cho tất cả mọi người.
Đây là nơi buôn bán của các tay khủng bố,mafia,các hacker và những kẻ giết người. Các mặt hàng từ credit card hack,cần sa,ma túy,súng ống và cả những hợp đồng thuê giết người.
Trích dẫn 1 ví dụ về những thử tồi tệ bậc nhất trong Deepweb:
Các bạn thấy gì trên deep web?!
Những cuộc thí nghiệm vô nhân đạo trên cơ thể con người được thực hiện và post kết quả tại đây, so với nó thì các cuộc thí nghiệm của Nazi còn là nhân đạo! Không tin ư? Bạn có nghĩ được người ta thí nghiệm và update hình ảnh nạn nhân hàng ngày trên site khoa học của họ! Tôi còn nhớ mãi việc theo dõi thí nghiệm về khả năng ngâm mình và tồn tại trong môi trường nước của con người. Họ chọn người tham gia thí nghiệm gồm trẻ em, người lớn và phụ nữ có thai, ngâm vào 3 bình nước lớn, ốp ống dẫn thở vào mặt, mỗi nạn nhân đều bị trói tay chân và cắt lưỡi để không thể tự sát được, cứ thế ngày qua ngày, họ kéo các mẫu thử lên, tính toán, đo đạc, kiểm tra tình trạng, ghi vào báo cáo ròi tiếp tục thí nghiệm! Tôi đã không thể nào ngon cơm được trong nhiều ngày vì ám ảnh sự thay đổi của da con người bị ngâm nước ngày này qua ngày khác! Người phụ nữ có thai chết sau 24 ngày, đứa nhỏ chỉ được 20 ngày và chàng thanh niên chỉ được 26 ngày! Không biết thế giới có biết đến sự tòn tại của họ hay không nữa! Ngoài ra còn nhiều thí nghiệm độc ác hơn chủ yếu tính toán khả năng sống sót của con người của hội nhóm này! nhưng tôi không đủ dũng khí để xem tiếp sau khi scroll hết trang thí nghiệm đầu tiên!
Từ những đồng BITCOIN, các bạn có thể dễ dàng mua các loại ma túy, vũ khí, thuê người hack site, ddos, mua một nô lệ tình dục hay thậm chí thuê người murder kẻ mà bạn ghét. Tùy vào mức độ phạm pháp mà 500 bitcoin, 1000 bitcoin hay 10000 50000 bitcoin được đưa ra. Không có gì đảm bảo cho giao dịch nhưng đừng có đùa với chúng vì chính tôi là kẻ đang chịu hậu quả của chúng!
Các bạn tin Hitman có thật ko? Có đấy.
Họ đc thuê để làm những vụ thanh toán,giết người với giá 20k$. Đây là bằng chứng về họ:


 Lời khuyên của tôi dành cho những người đọc được bài viết này là đừng cố truy cập vào "Deepweb " chỉ vì tò mò, vì đó là môi trường nguy hiểm, không dành cho chúng ta ./.

Nguồn:BYG

"Thế lực thù địch" - Hiểu thế nào cho đúng


          Hiện nay, trên các diễn đàn công khai, trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta, thuật ngữ thế lực thù địch xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu thế nào cho đúng về thuật ngữ này, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận đế hiểu rõ hơn về việc xác định làm sao cho đúng về "Thế lực thù địch" hiện nay.

Hãy để "cờ ba sọc" yên nghỉ theo dòng lịch sử. Lịch sử đã sang trang!
Đầu tiên, xét trên góc độ lịch sử. Ngay từ rất sớm, vấn đề thế lực thù địch đã được nhìn nhận rất sớm. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thế lực thù địch ở đây được hiểu là Thực dân Pháp, bọn phản động trong nước và ngoài nước, các cơ quan tình báo, gián điệp có hoạt động chống phá nước ta....Có thể thấy, việc xác định thế lực thù địch trong giai đoạn này gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, những thế lực, tổ chức, cá nhân chống lại đất nước, chống lại công cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đó được xác định là thế lực thù địch, là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là thời kì dân tộc ta tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Thời kì này, vấn đề xác định thế lực thù địch đó là Mỹ và các nước có hoạt động tham chiến tại Việt Nam, cản trở, ngăn cản quá trình xây dựng và bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn cản tiến trình giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cùng với đó là chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn, những cơ quan tình báo, gián điệp có hoạt động chống phá ta như : CIA, DIA, MIG.... Các đảng phái phản động chống phá ta.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày nay. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Sự thay đổi tư duy, nhận thức về địch, về thù, về bạn, về đối tác đã dẫn đến Đảng và Nhà nước ta có những luồng tư tưởng mới về việc xác định "thế lực thù địch' ngày nay. Rõ ràng, " thế lực thù địch" ngày nay không chỉ bó hẹp trong một hệ loại đối tượng cụ thể nào. Mà dựa trên một quan điểm nhất quán đó chính là: Những tổ chức, cá nhân nào có hoạt động chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm đến lợi ích của tổ chứ, của nhân dân, xâm phạm đến cá lợi ích Nhà nước và pháp luật bảo vệ đó được xem là thế lực thù địch. Rõ ràng, việc xác định các vấn đề đâu là thế lực thù địch được xác định rất rõ ràng, cụ thể. Tất cả các tổ chức, cá nhân nào có hoạt động xâm phạm An ninh quốc gia của Việt Nam, xâm phạm đến độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của quốc gia, của dân tộc, các quyền của công dân đó được xem là thế lực thù địch của Việt Nam.
Ngày nay, tổ chức , cá nhân chống đối nổi lên chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng con đường công khai, hợp pháp để có các hoạt động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân ta. Rõ ràng, âm mưu của các nước CNTB muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn thay đổi thể chế chính trị của đất nước ta. Bên cạnh đó, có một số thế lực thù địch muốn gây ảnh hưởng, tác động chuyển hóa, lôi kéo nước ta theo hướng có lợi cho chúng. Bằng cách này hay cách khá, chúng tiến hành tác động, chuyển hóa chúng ta về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng…Bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” rõ ràng âm mưu của chúng đối với Việt Nam chúng ta là rất nguy hiểm.
Nguy hiểm hơn, tiếp tay, nối giáo cho chúng là các tổ chức phản động lưu vong, các con “rận chủ” trong và ngoài nước. Các tổ chức như: Việt Tân, Việt Nam quốc dân đảng, Thanh niên dân chủ, Văn bút Việt Hải ngoại…Những cái tên như: Bùi Tín, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Phương Uyên…là những kẻ nối giáo, tiếp tay cho giặc xâm hại đến đất nước. Hay như các “lều vịt” như BBC, RFA…ngày đêm rêu rao chống phá nước ta…Rõ ràng, những hành động này chẳng khác gì những Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục…trước đây rước Mỹ về xâm lược nước ta, để dân tộc ta một thời lầm than, đói khổ.
Rõ ràng, việc nhận thức và xác định cho đúng đối tượng thù địch ngày nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giúp cho nhân dân có thể hiểu và cảnh giác trước các luận điệu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
A.C

          

Technology - Công nghệ là gì?

Trong cuộc sống chúng ta thường nghe nhiều về "Công nghệ" như: Công nghệ thông tin, công nghệ tin học, công nghệ vũ trũ.. Nhưng liệu chúng ta có hiểu công nghệ là gì không? nó xuất phát từ đâu, bài viết sau đây nhằm giúp một số bạn đang hiểu lệch lạc về “công nghệ” có cái nhìn chính xác hơn.



Công nghệ là gì? Theo Wikipedia, đây là việc tạo ra, sửa đổi, cách sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, hàng thủ công, hệ thống, phương pháp tổ chức, giải quyết một vấn đề, cải thiện cách thức giải quyết có từ trước của một vấn đề, đạt được một mục tiêu hoặc thực hiện một chức năng cụ thể.
“Technology” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “τεχνολογία” với ý nghĩa “nghiên cứu về nghệ thuật, kỹ năng, thủ công“. Thuật ngữ này được sử dụng rất rộng lớn, có thể được áp dụng nói chung hoặc trong các lĩnh vực cụ thể của xã hội như: công nghệ y tế, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ quân sự, công nghệ xây dựng, công nghệ năng lượng…
Khởi nguồn của “công nghệ” bắt đầu được hình thành khi loài người biết đến việc chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các công cụ thô sơ. Thời tiền sử khi con người bắt đầu biết cách làm ra ngọn lửa để giữ ấm và nấu thức ăn, hay việc phát minh ra bánh xe giúp loài người trong việc đi lại, hay phát minh ra dòng điện từ thiên nhiên giúp cho việc sản xuất, đây đều được gọi là công nghệ do con người tạo ra. Sự phát triển gần đây của công nghệ, bao gồm việc tạo ra máy in, điện thoại, internet đã giảm bớt rào cản vật chất cũng như địa lý và giúp con người tương tác thông tin với nhau một cách nhanh chóng trong môi trường toàn cầu.
Tuy nhiên, công nghệ không thuần túy được sinh ra nhằm mục đích hòa bình giúp ích cho đời sống con người. Các vũ khí tối tân và hiện đại ngày nay mà đại diện là vũ khí nguyên tử và vũ khí hạt nhân là hai thứ có thể giết chết bất kỳ ai hoặc có thể xóa sổ cả một quốc gia trên bản đồ thế giới chỉ trong vài phút hay thậm chí vài giây. Càng nguy hiểm hơn khi con người biết cách kết hợp giữa công nghệ quân sự và công nghệ sinh-hóa học để tạo ra các loại vũ khí sinh-hóa học có thể làm cho cả một quần thể nhiều quốc gia bị diệt chủng. Rõ ràng tùy theo cách áp dụng và mục đích, mà công nghệ có thể đem đến niềm hạnh phúc và tiện lợi cho con người hoặc đem đến một thảm họa hay nỗi sợ hãi trong cuộc sống.
Có lẽ do sự bùng nổ của internet, computer, smartphone trong những năm qua mà rất nhiều người khi nhắc đến hai chữ “công nghệ” là nhắc đến những thiết bị liên quan đến chúng. Sẽ rất tai hại khi bạn cho rằng mình hiểu rõ về internet, computer, smartphone là mình thuộc về tầng lớp “người am hiểu công nghệ“. Thực chất bạn chỉ am hiểu một nhánh nhỏ công nghệ trong muôn vàn công nghệ của xã hội. Nếu một anh bạn IT được gọi là “người am hiểu công nghệ“, thì anh bạn sửa xe ngoài đường cũng phải được gọi là “người am hiểu công nghệ“, một anh công nhân xây dựng cũng phải được gọi là “người am hiểu công nghệ“. Anh sửa xe hay anh công nhân xây dựng có thể không biết gì về internet, smartphone, ngược lại anh IT cũng không thể sửa chữa chiếc xe của mình hay không thể xây dựng căn nhà của mình. Do vậy sẽ rất bất công và vô lý khi một anh IT thì được coi là người am hiểu công nghệ, còn những người làm việc trong các ngành nghề khác lại không được coi là dân công nghệ.
Một lý do khiến công nghệ của một số ngành nghề khác không nổi trội hay phổ biến bằng công nghệ thiết bị điện tử tiêu dùng bởi chúng chỉ áp dụng trong quân sự, y tế, vũ trụ… Đó là những thiết bị chỉ có giới chuyên môn mới hiểu rõ và sử dụng được. Ngoài ra, sự bùng nổ của các trang báo internet với các thông tin liên quan đến điện tử tiêu dùng chiếm hầu hết so với các thông tin ngành nghề khác cũng khiến con người dễ bị lầm tưởng.
Khi bạn thấy một anh bạn đang ngồi uống cafe, làm việc với cái máy laptop trông có vẻ rất thành thạo với các thao tác liên quan đến computer thì tôi tin rằng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng “anh ta là dân công nghệ“. Điều này chỉ đúng khi bạn thêm hai chữ “thông tin“. Bởi khi tôi nhìn và nghe một anh bạn sửa xe ô tô nói chính xác các thông tin liên quan đến thế giới xe ô tô cùng việc anh ta tháo ráp các bộ phận khi sửa chiếc xe một cách dễ dàng, tôi cũng cho rằng “anh ta là người am hiểu công nghệ“, và ở đây là công nghệ ô tô.
Kết:
- Trước khi computer và internet du nhập vào Việt Nam, thì từ ngữ “công nghệ” hầu như ít khi được sử dụng, thay vào đó thành ngữ “khoa học kỹ thuật” được dùng để nói về các công nghệ. Đến khi chúng ta có computer, có internet thì dần dần cũng hình thành cái gọi là “dân công nghệ” để nói về những người làm việc trong lĩnh vực này. Có thể nói sự tai hại khi chúng ta áp dụng sai tiếng Việt là rất lớn, vì nó khiến cho cả một thế hệ hiểu sai một cách trầm trọng ý nghĩa của một từ ngữ trong một thời gian khá dài. Không riêng gì các bạn trẻ mới nghĩ sai, ngay cả người lớn hay cả giáo viên vẫn có thể sử dụng sai từ ngữ một cách vô ý thức khi chúng ta chưa hiểu rõ ràng ý nghĩa của từ ngữ đó.
- Qua bài blog nho nhỏ này, hy vọng những ai còn cho rằng “dân công nghệ” là để chỉ người biết rõ về computer, IT sẽ thay đổi cách nói về từ “công nghệ“. Bởi công nghệ không phải từ chuyên dùng cho computer, IT hay thiết bị điện tử tiêu dùng, mà công nghệ được áp dụng nói chung hay tất cả các lĩnh vực cụ thể khác trong xã hội.

A.C Sưu tầm và tổng hợp

Thanh niên yêu nước - Cần hiểu thế nào cho đúng

Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắn nhủ với thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sự lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên" 
Vâng! Từ xưa đến nay, thanh niên luôn được coi là giường cột của đất nước, tương lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thanh niên luôn đóng vai trò nòng cốt, là lực lượng đông đảo góp phần đắc lực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hàng triệu con người đã ngã xuống để đất nước Việt Nam có một cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc như ngày nay. Lực lượng thanh niên trở thành lực lượng yêu nước tiêu biểu, tượng trưng đầy đủ cho lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc ta.
Từ xa xưa, hành triệu thanh niên đã đồng hành cùng lịch sử dân tộc đứng lên cầm giáo, cầm chông chống giặc phương Bắc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi nước Nam ta. Để lịch sử dân tộc trải qua hơn 4000 năm hào quang, rực rỡ. Để cho bờ cõi nước Việt Nam ta đời đời ấm no hạnh phúc. Có thể nói, họ là những con người yêu nước, thắp nên truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau của dân tộc.Chúng ta biết đến những anh hùng của dân tộc như Trần Quốc Toản...đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng góp nên những trang sử oanh liệt của dân tộc

Đến thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, đông đảo lực lượng thanh niên đã đi theo tiếng gọi của cách mạng, dũng cảm đứng lên dành độc lập cho dân tộc sau hơn 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước lúc mới 21 tuổi, để hơn 30 năm sau dân tộc Việt Nam ta được đón nhận cái độc lập, tự do sau những năm chịu cảnh bần hàn, nô lệ. Cùng với thế hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, còn có những thanh niên yêu nước như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…Những thanh niên đã hi sinh thân mình tạo nên “Tiếng bom Sa Diện” như Phạm Hồng Thái…Ngoài ra, còn có hàng trăm thanh niên yêu nước đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập của dân tộc trong thời kì này, Những thanh niên như Phan Đình Giót lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ hay chàng thanh niên Tô Vĩnh Diện lấy thân mình lấp chỗ châu mai cho đồng đội tấn công….Đã làm nên những trang vàng trong lịch sử dân tộc. Thế hệ thanh niên trong thời kì chống Pháp đã làm nên những chiến công hiển hách, rạng ngời khí thế dân tộc mà tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ- Vang dội năm châu, chấn động địa cầu.


Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thanh niên yêu nước của chúng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, chi viện, chiến đấu dành độc lập cho Miền Nam thống nhất đất nước. Ở miền Bắc, hàng triệu thanh niên nhập ngũ, lên đường vào Nam chiến đấu, những chàng trai, cô gái năm ấy khí thế rưc trời, vì sự nghiệp độc lập, thống nhất dân tộc đã không quản hy sinh xương máu, một lòng đánh Mỹ và quân xâm lược thống nhất đất nước góp phần to lớn vào sự nghiệp thống nhất dân tộc. Cùng với đó, lực lượng thanh niên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam,  mặc dù chịu chế độ độc tài của Ngụy quyền Sài Gòn, chịu sự ảnh hưởng của Mỹ nhưng phong trào phản chiến, yêu nước phát triển và lan rộng rộng rãi thu hút được đông đảo lực lượng thanh niên tham gia. Họ là những tri thức, công nhân, nông dân, các sinh viên, học sinh trung học…Và đông đảo số này đã cầm súng đứng lên đánh đuổi Mỹ, lật đổ Ngụy dành thống nhất cho dân tộc. Những tấm gương tiêu biểu của thanh niên miền Nam chống Mỹ, chống Ngụy trong thời kỳ này như anh Lý Tự Trọng, đã dám dũng cảm đứng lên hành động chống Mỹ, chống Ngụy thể hiện tiếng nói của nhân dân, của dân tộc, đòi độc lập, thống nhất của dân tộc. Hay tấm gương chị Võ Thị Sáu chiến đấu anh dũng, bị giặc bắt chị vẫn hiên ngang, tin vào lý tưởng cách mạng, tin vào độc lập thống nhất của dân tộc….Chiến thăng mùa xuân 30 – 4 – 1975 như một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử nhân loại, kể từ đây đất nước ta non sông thu về một mối, dân tộc ta được độc lập, thống nhất. Để được thành quả vĩ đại đó, hàng triệu thanh niên yêu nước đã ngã xuống, tô đỏ lên màu cờ của dân tộc, để cho thế hệ mai sau có cuộc sống ấm no hạnh phúc.


Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng thanh niên đã hình thành nên một lực lượng cách mạng đông đảo, góp phần đắc lực trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Họ đi đầu, xung kích trong lao động, sản xuất, trong học tập và bảo vệ tổ quốc. Họ đưa về cho Tổ quốc, cho dân tộc những vinh quang tự hào trên tất cả các lĩnh vực. Họ tiếp nối truyền thống của cha ông trên con đường xây đựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã ngã xuống vì sự nghiệp của dân tộc, đó là những tấm gương như: Thiếu Úy Đinh Văn Nam đã dũng cảm ngã xuống khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ở Trường Sa, các chiến sỹ Công an nhân dân hi sinh như Phạm Mạnh Cường, Nguyễn Thành Dũng…Và biết bao tấm gương hi sinh thầm lặng khác vẫn sống mãi với thời gian, vẫn khắc ghi trong sâu thẳm mỗi con người Việt Nam.


Đó là những tấm gương thanh niên yêu nước chân chính, được đất nước, dân tộc tự hào, tôn vinh, tự hào và mãi cùng đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, một số ít thanh niên hiện nay hoạt động chống đối, ra sức chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống lại sự nghiệp xây đựng và bảo vệ đất nước của dân tộc vì mưu đồ riêng. Chúng được các tổ chức phản động vinh danh là những “thanh niên yêu nước”. Đó là những cái tên như: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Hồ Đức Hòa, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương, Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh…Đó là những thanh niên mà như Nguyễn Phương Uyên và Đinh Văn Kha nghe theo lời dụ dỗ của lũ bán nước Việt Tân, được Tổ chức Việt Tân cho một số tiền cùng một hứa hẹn được đi du học mà đã cầm cờ ba que, tiến hành rải truyền đơn kêu gọi biểu tình, đặt bom gây nổ…gây nguy hại cho đất nước. Những hành động này bị nhân dân lên án kịch liệt và điều đó cũng có thể hiểu rằng chúng không phải là những “thanh niên yêu nước” mà là “những thanh niên phản nước”. Nhân dân, dân tộc ta sẽ kiên quyết loại trừ, đấu tranh những kẻ bán nước này vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, đất nước ta đang phát triểu một cách bền vững, vai trò của những người Thanh niên yêu nước chân chính là hết sức to lớn. Lực lượng thanh niên cần phát huy hơn nữa về mọi mặt, cống hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 A.C

Nhìn lại quá trình xây dựng hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam



Ngày 28/11/2013 vùa qua, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày toàn văn Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo này, với 486 đại biểu tán thành trong tổng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết. Một lần nữa, ý nguyện , lòng dân được thu về một mối. Hơn nữa nó còn giáng một đòn nặng nề vào các thế lực thù địch ngày đêm chống phá chúng ta, gây cản trở, can thiệt vào quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp của Đất nước.


Nhìn lại quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp của đất nước. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã tích cực tham gia vào các cuộc tổ chức lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị trong cả nước tổ chức. Với nguyên tắc bất định: Hiến pháp, đạo luật tối cao nhất phải được xây dựng dựa trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Bản dự thảo hiến pháp đã được đưa đến tận tay từng người dân để người dân thảo luận và đưa ra ý kiến. Hàng triệu lượt ý kiến tâm huyết với vận mệnh của đất nước được góp ý thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, mang tính xây dựng với mong mỏi sắp đến nước ta có một bản Hiến pháp mới hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích của đất nước, của nhân dân. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với vận mệnh của đất nước. Và điều này đã đem lại những hiệu quả tích cực khi nhân dân đưa ra những đóng góp, ý kiến xác thực để đến ngày 28/12/2013 vừa qua Bản dự thảo hiến pháp được thông qua, ý nguyện, lòng dân thu về một mối. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình để bản hiến pháp được hoàn thiện như ngày nay. Đất nước chúng ta đã phải hứng chịu rất nhiều áp lực từ các thế lực thù địch mà tiêu biểu là các tổ chức phản động, các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước.
Trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp, các tổ chức phản động lưu vong, bằng tiền và số cơ sở của mình ở trong nước đã móc nối, câu kết với các đối tượng cơ hộ chính trị trong nước để gia tăng các hoạt động chống phá nước ta, thông qua hoạt động sửa đổi hiến pháp để tiến hành các họa động can thiệp, làm thay đổi chế độ, thay đổi hiến pháp theo hướng có lợi cho chúng, Các cá nhân, tổ chức được sự hậu thuẫn từ nước ngoài này đã lợi dụng đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây dựng. Nổi lên là việc một số người tự xưng là “… chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”. Nhóm này công bố danh sách 72 người ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kèm theo “Dự thảo Hiến pháp 2013” (gọi là tài liệu để tham khảo, thảo luận).
Tuy nhiên, có một “sự kiện lạ” là, nhiều người đặt câu hỏi: Có thật là 100% số nhân sĩ, trí thức đã trực tiếp ký vào bản  kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như nhóm KN72 công bố? Theo ý kiến của những người có trách nhiệm và tâm huyết đối với sự kiện chính trị quan trọng này, phải có một cuộc họp đủ mặt cả 72 vị nhân sĩ, trí thức có tên trong danh sách của nhóm KN72 đưa ra, mới minh chứng “hai năm rõ mười” về việc ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp như nói ở trên. Khi một số đứng đầu là các phần tử cơ hội chính trị, sau đó là các phần tử phản động. Nguy hiểm hơn, chúng còn nặc danh một số nhân sỹ trí thức để kí tên vào bản kiến nghị.
Về nội dung những kiến nghị của nhóm KN72, mới đọc qua thì ai cũng tưởng đó là ý kiến rất tâm huyết với đất nước, có giá trị thực tiễn và khách quan của nhóm nhân sĩ, trí thức chân chính, theo nhìn nhận của nhiều người thì bao hàm những kiến nghị đó là quan điểm sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, phản động trong nước được sự hà hơi, tiếp sức của bọn cực đoan, phản động nước ngoài sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với việc kiến nghị 72, bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước, thông qua các đài phát thanh, các trang mạng Internet ra sức tuyên truyền, kích động, kêu gọi những người dân nhẹ dạ, cả tin lên tiếng ủng hộ cho chúng, đưa ra các ý kiến có lợi cho chúng, kêu gọi xóa bỏ các điều cơ bản của hiến pháp như Điều 4 Hiếp pháp…Các “lều vịt” như RFA, BBC, RFI,VOA liên tiếp phát các luận điệu tuyên truyền của mình vào trong nước để kích động một bộ phận quần chúng nhân dân, tác động, chuyển hóa về nhận thức của quần chúng nhân dân để quần chúng nhân dân làm sai lệch ý chí và nguyện vọng của họ. Các tổ chức phản động lưu vong đứng đầu là tổ chức Vịt Tân với các tên cốt cán, cầm đầu, những con chó săn như: Bùi Tín, Nguyễn Hữu Vinh…liên tiếp đăng đàn nói xấu quá trình xây dựng hiện pháp của nước ta là không dân chủ, phải đa nguyên, đa đảng, cải cách thể chế chính trị…
Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch bên ngoài, mà tiêu biểu là các nước CNTB, đã không ngừng quan tâm, tác động chúng ta cả về mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao để Hiến pháp nước ta được xây dựng theo hướng có lợi cho hoạt động “ Diễn biến hòa bình “ của chúng.
Nhìn lại quá trình xây dựng Hiến pháp đó, có thể thấy, để có được bản Hiến pháp trọn vẹn, đầy đủ, chứa đựng ý chí, nguyện vọng của nhân dân như hôm nay. Tổ quốc và nhân dân ta đã phải trải qua những bước đường như thế nào. Điều này cũng minh chứng rằng: Sức mạnh, nguồn lực từ lòng dân của nhân dân Việt Nam là vô hạn, sẵn sàng cuốn bay đi bất cứ kẻ thù nào chống lại ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
A.C

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

"Ý nguyện nhân dân" được thông qua

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Hiến pháp – “đạo luật gốc” của một Nhà nước, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình của thực tiễn. Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ mang đến một nguồn sáng mới, tinh thần mới cho toàn Đảng, toàn dân tộc, nâng cao quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Suốt từ đầu năm 2013 đến nay, Hiến pháp sửa đổi luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm sâu sắc cả trong và ngoài nước, bởi lẽ ai cũng hiểu được tính chất của vấn đề này.

Bản Hiến pháp sửa đổi này là kết quả của một quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội, đồng bào cử tri cả nước, các đơn vị, ngành, cấp với sự tham gia của hệ thống chính trị. Và sự thật Bản Hiến pháp sửa đổi đã thể hiện ý Đảng lòng dân.
Nhắc đến đây tôi lại nghĩ đến lão già Bùi Tín, cách đây tầm nửa tháng lão chém gió bài “Lệnh Đảng hay lòng dân?” trên blog cá nhân. Nào là “14.785 công dân, phần đông là trí thức, sinh viên, đã ký kiến nghị không những bác bỏ dứt khoát những nội dung chủ yếu của bản dự thảo mà còn đưa ra một bản dự thảo khác để so sánh và đối chiếu”. Thật là một lũ… Tôi không chửi, để các bạn tự hiểu. Bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi Quốc hội thông qua hôm nay đã tiếp cận đến chân lý, thể hiện khát vọng, hào khí của nhân dân. Cả nước vui mừng đón nhận một bước hoàn thiện quan trọng của thể chế chính trị Nhà nước, thể hiện sự tiến bộ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thế mà số 14785 người kia lại đi ngược lại với nguyện vọng của đông đảo quần chúng. Ở đâu cũng vậy, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số luôn được quán triệt và áp dụng. Một đất nước Việt Nam dân chủ xã hội chủ nghĩa bên cạnh những ý kiến đông đảo vẫn còn những ý kiến thiểu số trái chiều. Vấn đề là ta không trù dập hay ghét bỏ họ. Dẫu sao đó cũng là dân chủ và tiếng nói của họ. Ai cũng biết rằng không phải lúc nào đa số cũng đúng còn thiểu số thì sai, nhưng thực sự trong một chuyện hệ trọng như sửa đổi Hiến pháp thế này thì những ý kiến trái chiều của hơn mười bốn nghìn người kia cần phải xem lại. Về tinh thần và thực tế, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã nghiêm túc và thẳng thắn xem xét và tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cử tri đồng bào cả nước, theo quan điểm bình đẳng, không hề phân biệt. Ai có tinh thần yêu nước, muốn cống hiến và đóng góp cho sự hoàn thiện luật pháp quốc gia đều được quyền góp ý. Không chỉ dừng lại ở đó, việc cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Con số 14785 người kia có thật sự tồn tại hay không thì chỉ có Tín mới biết. Tiếc rằng là họ góp ý xây dựng thì ít mà lợi dụng dân chủ để chống phá thì nhiều. Nhà nước không nghiên cứu, xem xét những quan điểm đóng góp này thì lại bảo không dân chủ, mà xem thì ai cũng bực. Các bạn có thể lên các trang danchimviet.info, viettan.org hoặc nhanquyenvietnam.net … mà xem. “Rận chủ” đội lốt trí thức tung hô bọn chúng thì siêu tuyệt vời, còn ý Đảng và lòng dân thì chê bai, chửi bới. Đối với bọn này thì đem đi cải tạo hay thay máu thì cũng vậy thôi, chúng sinh ra là để chống Việt Nam với danh nghĩa “xây dựng” Việt Nam. Trang chủ Việt Tân rêu rao: “Ngày mai Quốc hội tự thú trước nhân dân”, hay “Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bước vào giai đoạn cuối của chế độ”. Nghe nóng gáy quá! Đúng là lũ tội đồ dân tộc.
Vừa rồi là tôi nói theo quan điểm của tôi. Còn với tư cách là Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước, gọi chung là những vị nguyên thủ quốc gia thì các đồng chí ấy phát biểu hoàn toàn thuyết phục và đúng với thực tế. Tôi xin trích nguyên văn đoạn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Bản Hiến pháp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp lòng dân, đủ điều kiện để thông qua, là bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ báo cáo với đồng bào cử tri về việc tiếp thu giải trình để có bản Hiến pháp cuối cùng thông qua này, sẽ trình bày toàn văn để cử tri theo dõi, giám sát cũng như hoạt động bỏ phiếu để người dân cả nước thấy tinh thần đoàn kết, thống nhất của chúng ta”.
Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân sửa đổi Hiến pháp
Đọc lời phát biểu trên đây chúng ta có thể thấy Nhà nước ta hoạt động dân chủ như thế nào, nhân dân hoàn toàn làm chủ đất nước. Và trong câu chuyện sửa đổi Hiến pháp nhân dân đã thực sự “biết, bàn, làm và kiểm tra”, tiếng nói và ý kiến của nhân dân đã được Nhà nước trân trọng, ghi nhận và tiếp thu. Hiến pháp là sự thống nhất, kết tinh tinh thần trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.
Trong toàn bộ quá trình xây dựng Hiến pháp, sự lựa chọn luôn thuộc về nhân dân, về tâm trạng quần chúng trong từng giai đoạn lịch sử. Với bản Hiến pháp mới được thông qua, nó không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng cho chặng đường tiếp theo của đất nước, thể hiện rõ tính cương lĩnh của “đạo luật số 1 quốc gia”. Mà với đất nước ta hiện nay, con đường được lựa chọn vẫn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng, Bác Hồ và toàn dân ta đã lựa chọn, không có con đường nào khác. Đây chính là sự khẳng định rõ ràng nhất của dân tộc Việt Nam, tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hiến ngàn năm của nước ta, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ và vạch rõ hơn con đường đưa đất nước phát triển bền vững, hùng cường, đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì chúng ta ai cũng dễ dàng tiếp cận được, tôi không bàn thêm về vấn đề này. Nhân ngày trọng đại này xin có vài lời “phản pháo” những lực lượng có tội với Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc.

 Bố Ku Hải

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Quỹ quốc gia vì dân chủ - Cánh tay nối dài của CIA

Xưa nay, chúng ta đều biết Người da trắng nổi tiếng rất thực dụng , họ móc hầu bao ra đầu tư vào cái gì có lợi cho họ. Không bao giờ có chuyện họ tốn hàng tỷ USD cho chuyện yêu ghét bá xàm bá láp. Một trong những cơ quan ngốn hàng năm hàng tỷ USD đó chính là CIA. CIA là cơ quan tình báo Mỹ, một tổ chức nổi tiếng với các chiến tích “ King maker”, họ có thể thay đổi chế độ, dựng vua ở nhiều nước. Tổng Thống VNCH , Ngô Đình Diệm cũng là một sản phẩm của tổ chức này . NED là một tổ chức con nằm dưới quyền CIA. NED thực chất đó là gì? Hoạt động chống phá Việt Nam ra sao? Sau đây chúng ta sẽ làm rõ vấn đề đó.
Quỹ Quốc gia vì Dân chủ- Nationl Endowment for Democracy ( Viết tắt NED) là một tổ chức phi lợi nhuận tổ chức quyền lực mềm của Mỹ được thành lập vào Ngày 22 tháng 11 năm 1983 để thúc đẩy dân chủ. Nói là “phi lợi nhuận” cũng đúng, vì tổ chức này không mang lại tiền tươi thóc thật cho nước Mỹ .Nó chỉ tiết kiệm cho nước Mỹ số lớn súng đạn và nhân mạng mỗi khi Mỹ muốn làm thịt nước khác. Chính vì thế ngân quỹ hoạt động của NED là do Quốc Hội và Chính Phủ Mỹ cấp. NED khai sinh và nuôi dưỡng Tạp chí Dân chủ, Phong trào Dân chủ Thế giới, các Diễn đàn quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ, các chương trình học bổng Reagan-Fascell, mạng lưới các Viện nghiên cứu Dân chủ, và Trung tâm Hỗ trợ truyền thông quốc tế, các “lều vịt” truyền thông BBC, RFA…
Các nước trong tầm ngắm của NED đó là các nước còn lại của CNXH trên phạm vi toàn thế giớ, bằng cách thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trên thế giới. Bằng cách thúc đẩy các cuộc “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố” để nhằm vào một số quốc gia để phục vụ lợi ích của nước Mỹ, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Cụ thể, NED đã nhúng tay vào rất nhiều hoạt động chống phá Việt Nam chúng ta. Ở nước ngoài, NED chi tiền nuôi dường các trung tâm báo chí chống Việt Nam. Hằng năm, NED chi hàng chục triệu USD cho các trung tâm chống phá quyết liệt Việt Nam như BBC, RFA, RFI…Đặc biệt, nguy hiểm hơn, NED còn chi tiền cho các tổ chức phản động ở nước ngoài như Việt Tân, Tổ chức Việt Nam tự do… Có thể thấy, NED đã âm mưu rất kĩ trong việc chi tiền cho các tổ chức này, nhằm lợi dụng, chống phá con đường đi lên CNXH của nước ta để phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ.
Ở trong nước, ngay đầu những năm 90, các nhân vật thuộc NED đã vào Việt Nam để thực hiện thúc đẩy, chống phá dân chủ, nhân quyền của Việt Nam theo kiểu Mỹ. Lợi dụng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu NED coi đây là thời cơ để lật đổ chế độ cộng sản. Tuy nhiên, âm mưu ý đồ của chúng hoàn toàn bị thất bại. Hiện nay, NED vẫn tăng cường các hoạt động xây dựng các chương trình, hành động thúc đẩy dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Đặc biệt, hiện nay NED còn tiến hành chỉ đạo các đói tượng phản động trong nước, chấm chọn các đầu mối ra nước ngoài huấn luyện, cải tạo. Tiêu biểu là Lê Quốc Quân, đã được NED đưa sang Mỹ đào tạo theo quỹ học bổng Reagan – Fascell. Khi trở về nước tiến hành các hoạt động chống phá quyết liệt và hàng tháng Quân vẫn nhận tiền đều của tổ chức này. Hay quỹ NED hiện nay đang chấm chọn một số đầu mối khác được xem như “con bài chính trị” để đấu tranh chống phá nước ta.
Rõ ràng, hoạt động chống phá của NED là rất tinh vi, xảo quyệt và chống đối quyết liệt. Hơn nữa, đằng sau NED đó là CIA, Cơ quan tình báo trung ương của Mỹ thì rõ ràng mức độ nguy hiểm của NED lại càng đáng lưu tâm.
Ngày nay, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng về mọi mặt. Các tổ chức quốc tế xin đăng kí vào Việt Nam ngày càng nhiều với nhiều mục đích khác nhau như: Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, xã hội…Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, không phải tổ chức nào vào Việt Nam cũng vì mục đích đó, mà cũng có một số tổ chức vào nước ta để gia tăng hoạt động chống phá. Vì vậy, các cơ quan tổ chức, đoàn thể, công dân và toàn xã hội cần phải cảnh giác, tăng cường ý thức đấu tranh để làm thất bại âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

A.C

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Xã hội dân sự theo Đỗ Hoàng Điềm

Diễn đàn xã hội dân sự là một chủ đề đang rất hot trên trang web viettan.org và một số trang blog cá nhân. Vừa qua, Đỗ Hoàng Điềm – Chủ tịch "Đảng Việt Tân" đã có bài trả lời phỏng vấn đài “Tiếng nói đa nguyên” về vấn đề xã hội dân sự.

Trước hết Điềm giải thích về xã hội dân sự, sau một hồi trích dẫn loằng ngoằng từ thời cổ Hy Lạp đến cuối thế kỷ XX. Cuối cùng hắn chốt lại một câu về cái khái niệm xã hội dân sự: “Xã hội dân sự được hiểu một cách chung như là một khu vực sinh hoạt của xã hội, độc lập với chính quyền, trong đó người dân có thể thành lập các nhóm hay hội đoàn để vận động cho quan điểm hoặc là quyền lợi của cả nhóm. Các đoàn thể trong xã hội thì không lệ thuộc vào chính quyền, có thể tự nguyện tham gia và sinh hoạt trên nhiều lĩnh vực, thí dụ tôn giáo, chính trị, giáo dục..v.v.”. Và với Điềm, “sự hiện hữu của xã hội dân sự góp phần xây dựng và củng cố một nền sinh hoạt dân chủ”.

Nghe đến đây quý vị có thể thấy quan điểm “dân chủ công khai vô nguyên tắc” của kẻ đứng đầu Đảng Việt Tân. Hắn một mực cổ súy cho nền dân chủ, chủ trương đấu tranh bất bạo động cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Nhưng dân chủ theo cách hiểu của hắn lại “có vấn đề”. Có lẽ chẳng ở đâu trên thế giới này người ta lại xác lập nền dân chủ vô nguyên tắc đến như vậy. Dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, pháp luật của nhà nước. Đó mới là một nền dân chủ thực sự đúng đắn. Nói như vậy không có nghĩa là trói buộc dân chủ vào những quan điểm, đạo luật hà khắc do Nhà nước ban hành. Quý vị có thể thấy, ở bất kỳ quốc gia nào Nhà nước cũng đều  quản lý xã hội bằng một công cụ đắc lực là pháp luật. Việt Nam cũng không nằm ngoài điều đó. Dân chủ ở Việt Nam là dân là chủ và dân làm chủ. Tức người dân vừa là chủ thể, vừa thể hiện vai trò, trách nhiệm của người dân trong đời sống xã hội, trong quản lý đất nước. Ở Việt Nam, người dân là chủ nhân của đất nước. Nhân dân tin tưởng và lựa chọn Đảng Cộng sản là tổ chức tiên phong, lãnh đạo đất nước, bầu ra các cơ quan Nhà nước để thực hiện quyền dân chủ. Nhà nước ban hành kỷ cương, pháp luật không nhằm đàn áp quyền dân chủ mà ngược lại để củng cố và phát huy nền dân chủ. Hiến pháp – đạo luật gốc của Nhà nước qua các thời kỳ luôn minh chứng cho điều đó. Còn ngược lại với chúng ta, Đỗ Hoàng Điềm khát khao mong mỏi xây dựng một “Xã hội dân sự” mà ở đó “các đoàn thể độc lập với chính quyền, không phụ thuộc vào chính quyền”. Tôi nghĩ rằng đây chẳng phải là một ý muốn tốt đẹp gì của thủ lĩnh Việt Tân. Hắn đã vin cớ tự do, dân chủ, nhân quyền để kích động người khác mà thôi. Đối tượng hắn muốn nhắm tới là đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những ai bất đồng chính kiến với chế độ nước ta. Xin cảnh giác trước ý đồ xấu xa này, rằng: chính quyền mỗi nước có cách quản lý khác nhau, nhưng tựu chung lại họ có một điểm giống đó là xác lập sự thống trị. Chẳng riêng gì Việt Nam mà các quốc gia khác cũng thế, ở đâu còn phân hóa giai cấp, ở đâu còn mâu thuẫn bất công thì sẽ tồn tại Nhà nước. Muốn thoát ly chính quyền, nhất là ở Việt Nam thì không bao giờ thành. Đặc biệt đây lại là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Mong muốn của Đỗ Hoàng Điềm là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.

Quý vị và các bạn cứ thử suy ngẫm mà xem, nếu bây giờ cả xã hội không còn tuân theo pháp luật do Nhà nước – những người đại diện họ đặt ra, thì xã hội ấy sẽ ra sao? Đỗ Hoàng Điềm “cật lực đấu tranh” vì cái xã hội kiểu như thế, nếu đã “độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền” thì khác gì Điềm mong muốn xóa bỏ tất cả các Nhà nước đang trị vì trên thế giới. Xã hội khi ấy ai thích làm gì thì làm, không có sự kết cấu, ràng buộc nhau thì làm gì còn xã hội. Tự do cá nhân như vậy là thái quá, sẽ không ai phấn đấu vì một cái gì tốt đẹp cho xã hội.

Diễn đàn xã hội dân sự - nơi tập trung những quan điểm chống đối rất ngu muội, cuội và nguội nữa. Khi được hỏi về “tình hình thực hiện xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay?”, Đỗ Hoàng Điềm đã nói rằng: “Tại Việt Nam hiện nay chúng ta chưa thật sự có được một xã hội dân sự theo đúng nghĩa của nó. Ở Việt Nam chính quyền vẫn dùng Mặt trận Tổ quốc làm phương tiện để ép các đoàn thể quần chúng phải nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền”.

Thế thì qua đây tôi cũng xin nói luôn rằng: Việt Nam chỉ xây dựng xã hội dân chủ chứ không xây dựng xã hội dân sự mà tồn tại kiểu dân chủ bất chấp như ông nói. Bản chất của dân chủ là tốt đẹp, là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hướng tới, có dân chủ mới có công bằng, văn minh. Nhưng để đạt được mục tiêu ấy thì hơn bao giờ hết nó phải được đặt trong một trật tự tích cực và đúng đắn. Mặt trận Tổ quốc là trung tâm đoàn kết, tập hợp toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận nằm trong hệ thống chính trị XHCN ở nước ta và góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, hoàn toàn là tự do, tự nguyện, phù hợp với ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ở Việt Nam tồn tại hàng trăm các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các đoàn thể khác nhau, ông Điềm ông hãy thử hỏi xem trong số đó có ai cảm thấy bị ép buộc không? Cái mà ông săm soi là những tổ chức hoạt động nằm ngoài mục đích chính đáng, lợi dụng quyền tự do, dân chủ để chống lại đất nước này, phản lại những lợi ích của tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc.

Tiếp theo xin bàn về cái “tự do sinh hoạt chính trị” theo cách nhìn của Điềm. Hắn nói rằng người dân Việt Nam hiện nay không có được tự do sinh hoạt chính trị. Điều này là hoàn toàn trái ngược với những gì thực tế đang diễn ra. Tự do sinh hoạt chính trị là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm ở Việt Nam. Tôi xin cam đoan một điều rằng nếu quyền này không được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ riêng Việt Nam mà ở tất cả mọi quốc gia, chính quyền sẽ bị phản đối, thậm chí bị lật đổ. Đâu đó như các nước Trung Đông đã xảy ra nhiều cuộc chính biến, trong đó có nguyên nhân đến từ việc “để mất lòng dân”. Ở Việt Nam, nhân quyền được đảm bảo, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do chính trị được cả trong và ngoài nước ghi nhận. Luận điệu mà thủ lĩnh Việt Tân đưa ra là không phù hợp, những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hay nhóm “Tuyên bố 258” thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế, lợi dụng tiếng nói tự do để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Đấy cũng là những biểu hiện của tự do thái quá rất đáng chỉ trách. Ông Điềm, ông hãy đi sâu mà tìm hiểu về tự do sinh hoạt chính trị ở Việt Nam là như thế nào, chứ đừng có những đánh giá phiến diện như vậy. Có thể với một bộ phận “chân rết” ông là một gương sáng trên diễn đàn xã hội dân sự, là người đi đầu trong phong trào tự do, dân chủ. Nhưng với những gì ông thể hiện, trước mắt người dân Việt Nam và những công dân yêu nước khác thì điều ấy rất kinh tởm và cần thiết phỉ báng.

Và cuối cùng, có lẽ đúng hơn đó là những lời kêu gọi “không thể ngửi” được chứ không phải là những giải pháp đóng góp cho xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam mà Đỗ Hoàng Điềm vạch ra. Sự bất bạo động của Điềm thật nguy hiểm các bạn ạ, kiểu như là “trong bất động có động”, vẻ ngoài điềm tĩnh thế thôi, bên trong sâu sắc kích lòng nhân dân, nhưng kích nhầm chỗ. Ai lại nghe theo cái diễn đàn và mấy cái nhóm tuyên bố mà ông hướng ra. 
Qua đây, tôi cũng xin gửi tới các bạn đọc một tâm nguyện: Hãy thể hiện lòng yêu nước của mình một cách đúng đắn, tích cực. Nhiều người, tôi không nói riêng ai, cứ tự vỗ ngực tung hô là yêu nước. Nhưng thực sự hành động của họ là mu muội, đôi lúc lại là hại nước, hại dân như đám “rận chủ” ngoài kia. Các bạn hãy sáng suốt để nhận ra giữa tốt và xấu, từ đó tìm cho mình những hướng đi đúng. Lòng yêu nước chẳng phải đâu xa, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và vạch trần mọi luận điệu mượn tay nhân dân để chống lại chính nhân dân và Nhà nước này của các thế lực nêu trên.
Bố Ku Hải

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Văn hóa ảnh thời @

           Thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay là những thế hệ mới, con người mới được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, được tiếp cận và học hành trong môi trường giáo dục hiện đại, được tiếp cận với những tri thức mới, luồng văn hóa mới, cả trong và ngoài nước. Hiện nay, thế hệ thanh niên vẫn tiếp bước những bước đường vinh quang của các thế hệ đi trước, những phong trào thanh niên tình nguyện, những tấm gương thanh niên tiêu biểu hàng năm trong học tập, trong thi đấu quốc thế, các giải như Olympic toán, giải cờ tướng, cờ vua, các giải thể thao, tên tuổi Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi sự đóng góp của những thanh niên Việt Nam tiêu biểu, tích cực đóng góp chung vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xứng đáng là những con rồn cháu tiên, làm rạng rỡ non sông Việt Nam, đưa Việt Nam đi lên với thế giới.
           Nhưng cũng cần nhìn nhận lại một cách thực tế và đánh giá khách quan rằng có một bộ phận thế hệ trẻ đang đánh mất đi chính mình, đánh mất đi truyền thống văn hóa, đánh mất tuổi xanh xuân khi bị phai mờ văn hóa, bị lôi cuốn bởi những cám dỗ, những xu hướng tiêu cực do hội nhập xã hội đem lại. Thế hệ trẻ bây giờ khác nhiều với thế hệ trẻ ngày trước, bây giờ người thanh niên có vẻ như phải là theo đuổi những thứ vô danh vô nghĩa, nào là a còng, nào là hàng hiệu, nào là phong cách, trào lưu Hàn quốc, …..có thể thấy rằng một bộ phận không nhỏ thanh niên đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, đánh mất giá trị chính những con người mình. Nhân đây nói về một khía cạnh nhỏ thôi, một mặt rất nhỏ trong xã hội hiện nay nhưng có vẻ như nó lại là một sự thay đổi lớn trong thế hệ hiện nay. Đó chính là chụp ảnh, một hoạt động bình thường để lưu giữ những kỉ niệm đẹp của mỗi con người, nhưng dường như bây giờ việc chụp ảnh đã khác, mặc dù vẫn còn nguyên những giá trị xưa cũ, nhưng nó có phần bị chuyển biến, biến đổi đi tạo thành những vấn đề cần xem xét lại trong văn hóa chụp ảnh hiện nay trong sinh viên. 
Đời sống cá nhân riêng tư không phải là văn hóa của cả xã hội

          Sinh viên, học sinh là thế hệ vô tư, trong sáng, nhiệt huyết và tràn đầy sức sống. Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thì việc mỗi người sở hữu 1 chiếc máy ảnh kĩ thuật số, một chiếc điện thoại thông minh tích hợp nhiều chức năng có thể chụp ảnh mọi lúc mọi nơi. Chính vì lẽ đó mà dạo quanh các trang mạng xã hội chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều bức ảnh được chụp cả về thực tế xã hội, cả cá nhân và riêng tư nữa. Dường như tất cả mọi thứ người ta có thể chụp lại, đặc biệt là tuổi trẻ thì có thuật ngữ nóng là “ảnh tự sướng”, sẽ là không có gì cần phải nói đến nếu những bức ảnh ấy lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp, những bức ảnh có giá trị tinh thần cao, nhưng mặt trái ở đây chính là sự riêng tư quá mức được phơi bày trong cộng đồng mạng xã hội, cái riêng tư của cá nhân lại được đem ra để đánh bóng tên tuổi bản thân với những bức ảnh phản cảm, thiếu văn hóa hay là sự đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc lâu nay của dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc. Trên các trang báo, trang mạng tràn ngập những hình ảnh phản cảm được chụp, ghi lại rồi post lên như facebook, blog,… cái riêng tư không còn nữa mà trở thành cái gì đó để cả cộng  đồng bàn tán, rồi mội cái tên nào đó lại được để ý đến. Đặc biệt trong sinh viên, học sinh thì việc chụp ảnh cá nhân rồi đăng lên đã trở thành trào lưu, phong trào, rất nhiều hình ảnh phản cảm trong lớp học, trong sinh hoạt thường ngày, mà gần đây là chụp ảnh lễ tốt nghiệp của sinh viên khi ở Hoàng Thành Thăng Long làm mất đi giá trị của buổi chụp ảnh lễ tốt nghiệp, làm xấu đi hình ảnh của một di tích văn hóa lịch sử nghìn năm, rồi ảnh chỉnh sửa cho vui, cho hài, hay dùng vào mục đích tiêu cực với người khác. Thiết nghĩ mỗi thanh niên, thế hệ trẻ chúng ta cần có cách nhìn lại, có tinh thần thái độ lại trong cách chụp ảnh cũng như đăng ảnh lên các trang xã hội, cần có văn hóa trong chính việc chụp ảnh hàng ngày, không làm mất đi những giá trị tinh thần của những bức ảnh lưu giữ kỉ niệm trong đời, tránh những hình ảnh quá mức riêng tư cũng như làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa trong xã hội, xứng đáng là thế hệ thanh niên thế hệ mới, con người mới, là những người đem lại tương lai mới cho đất nước, phát triển văn hóa dân tộc và đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Dương Gia Huy

Đôi điều về báo chí và trách nhiệm của người cầm bút

         Nói về nghề làm báo người ta nghĩ ngay tới hình ảnh những người phóng viên báo chí, những thợ máy, người làm chương trình là những người chiến sĩ trên mặt trận làm báo hàng ngày truyền tải, cung cấp thông tin toàn cảnh về văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh với tốc độ nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Nghề làm báo là một nghề vất vả với rất nhiều yêu cầu và đòi hỏi khắt khe từ nhu cầu của phía người đọc cũng như là phản ánh hiện thực xã hội. Mỗi nghề lao động đều vinh quang, nghề làm báo ngoài việc cung cấp thông tin cho người đọc, người nghe, người xem một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan còn là một kênh định hướng dư luận xã hội nhạy cảm, nhanh chóng ảnh hưởng tới tâm lý xã hội chung khi đưa và đặt vấn đề nhạy cảm nào đó lên mặt báo. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xã hội cả về giáo dục, văn hóa, cộng với sự phát triển như vũ báo của công nghệ thông tin và truyền thông, có thể thấy rằng tầm quan trọng của các trang báo càng có tầm ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Với xã hội hàng ngày, việc cập nhật thông tin là thường xuyên và liên tục, đôi khi nó còn là nhu cầu thiết yếu của tất cả người dân. Nghề làm báo, viết báo lại càng quan trọng hơn khi đưa đến cho người đọc, người nghe những thông tin chính xác nhất về thực tế xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ. Chẳng thế mà chỉ cần sau vài phút là một sự kiện xã hội sẽ nhanh chóng được cập nhật và phản hồi trên các trang mạng online, các trang mạng trực tuyến cập nhật 24/24. Với tính nhạy cảm như vậy, nghề báo thật sự cần có sự định hướng sâu sắc theo quan điểm của Đảng, tuân thủ pháp luật và tôn trọng sự thật khách quan.
Trong xã hội hiện nay, trách nhiệm của nhà báo càng phải cao
           Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận của công tác báo chí về việc phản ánh hiện thực xã hội, đem lại cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống thường ngày, có thể chỉ là đưa tin bài về các sự kiện vấn đề xã hội thường nhật, có thể là thông báo, phổ biến, tuyên truyền giáo dục về một chính sách mới, quan điểm mới, chủ trương mới, cũng có thể là tố cáo, phản hồi những tiêu cực trong xã hội,… tất cả đem lại một ví trí quan trọng và nhạy cảm của môi trường báo chí. Thực tế cho thấy, ngoài những mặt tích cực của thông tin báo chí, thì có những vấn đề mà cần phải xem xét lại khi những thông tin báo chí đưa ra mang tính chộp giật, câu sự chú ý của người đọc, đó là thổi phồng sự thật, đưa tin không chính xác, đưa thông tin mang tính thiếu khách quan, cố tình làm quan trọng hóa, hoặc làm sai lệch hoàn toàn sự thật đã diễn ra. Đúng là báo chí thì đem lại thông tin, nhưng thông tin khi đến người đọc cần là những thông tin chính xác nhất, khách quan nhất, đầy đủ nhất. Ảnh hưởng của báo chí với xã hội là vô cùng nhanh chóng, dạo qua các trang báo hiện nay thì chính mỗi con người chúng ta cũng phải giật mình, vì sự thay đổi quá lớn về xã hội diễn ra từng ngày, không biết có phải do yêu cầu đòi hỏi về tính thu hút người đọc hay không, nhưng rõ ràng chính những người đọc có thể nhận thấy ngay là các báo hiện nay chỉ đưa những thông tin giật gân nhất, nóng nhất, kích thích người đọc nhất, là chính những vụ giết người, vụ hỏa hoạn, vụ án nghiêm trọng. Người nghe chưa thể xác định mức độ tin cậy của thông tin đến đâu nhưng tất cả những thông tin này dường như kể 1 cách chi tiết, tỉ mỉ đến mức ghê người, ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai, mỗi ngày đều có một lượng thông tin khổng lồ về các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật diễn ra được đăng tin lên các trang báo, chẳng lẽ xã hội bây giờ mà lại tiêu cực đến như vậy, nguy hiểm đến như vậy, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh bình yên và hòa bình mà mỗi chúng ta đang sống và làm việc. Ngày nào cũng vậy, báo nào cũng cố gắng giật tít và tiêu đề kích thích sự tò mò của người đọc nhất, có khi nói đi nói lại mấy số liền, chỉ một tình tiết nhỏ chưa biết đúng sai cũng nói ngay và luôn, hôm sau lại đưa thông tin khác trái ngược hoàn toàn với thông tin hôm trước mà không hề có lời xin lỗi nào đến người đọc. Dù rằng xã hội có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, nhưng không phải đến mức ngày nào cũng toàn tiêu cực với tiêu cự như vậy, hay có sự thổi phồng, có sự gian dối, có sự đánh lừa thông tin từ các trang báo. Gần đây là 2 vụ việc có vẻ được xem là nóng trong xã hội là vụ án oan 10 năm  của ông Chấn và vụ bác sĩ Cát Tường giết người, vụ các nhà ngoại cảm gian dối, các báo đua nhau viết và viết, báo nào cũng muốn đưa thông tin mới nhất, nóng nhất, không trùng với báo khác, nhiều khi đưa cả những tin đồn, những thông tin chưa được kiểm chứng làm cho người đọc bị nhiễu thông tin, không biết đâu là thật, đâu là giả.  
            Báo chí ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong định hướng tâm lý xã hội. Mỗi trang báo, tên báo chính là tên gọi, là đặc trưng riêng của trang báo ấy, người đọc có thể bước đầu hình dung ra nội dung của trang báo nói về vấn đề gì, nhưng bây giờ thì khác, báo nào cũng chứa đầy ắp thông tin mà đôi khi là dứa dứa nhau, gần giống nhau, có khi là đưa tin lại của nhau  những vấn đề đang nóng. Có phải báo Tuổi trẻ là đưa tin về thế hệ tuổi trẻ hiện nay, báo Thanh niên là đưa tin về những phong trào của thanh niên, ….không, tất cả đều giật tít nóng hết về tất cả vấn đề xã hội, về các vụ giết người bố giết con, vợ giết chồng, …, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vụ việc vi phạm pháp luật….. Đã xuất hiện sự phai nhạt về đặc trưng riêng của từng tờ báo, người nghe, người đọc thấy nhiễu thông tin và đôi khi là nhàm chán khi đọc những tờ báo mà thông tin quá ư là giống nhau. Có lẽ các trang báo cần xem lại bản sắc của chính mình, và xem lại cách đưa tin của mình.
             Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay thì tất cả mọi người đều có thể làm báo, làm báo mọi nơi, mọi lúc, đưa tin mọi nơi mọi lúc, chỉ cần có kiến thức về công nghệ thông tin và thiết bị mạng. Hiện nay mỗi người đều hoàn toàn có thể lập cho mình một trang mạng cá nhân, một blog riêng để chia sẻ, viết, đăng những thông tin mà mình muốn đăng, phản ảnh những vấn đề cảm thấy tự hào, thấy vui hoặc cũng có thể là bức xúc….và có thể chia sẻ với mạng xã hội, với bạn bè như Facebook, blog, … chính sự đa dạng và phong phú, một lượng thông tin khổng lồ trên mạng toàn cầu, không biết rõ nguồn gốc, không được xác minh đúng sai, nếu người đọc không có sự cảnh giác, sự tìm hiểu kĩ càng có thể bị mắc vào một mớ bòng bong thông tin mà không biết là đúng là sai, có thể có cái nhìn sai hoàn toàn về một vấn đề nào đó, có thể chỉ biết được một mặt của thông tin mà không biết được sự thật toàn diện của nó là gì. Đặc biệt là âm mưu của thế lực phản động, những kẻ luôn chống phá, đưa tin sai sự thật, bóp méo sự thật, rất nhiều người vì tin lầm vào những thông tin mà các đối tượng phản động đưa ra trở thành nạn nhân của việc bị lôi kéo, kích động. Nhất là những người ít có điều kiện tiếp xúc với những thông tin chính thống, khoa học và uy tín. Mỗi một người đọc cần được trang bị về cách tiếp cận và xử lý thông tin, đó chính là do các nhà làm báo phản hồi, phản ánh trên những bài viết, những thông tin được đăng lên. Mỗi nhà làm báo cần có trách nhiệm với chính nội dung của mình chứ không phải chỉ vì chỉ tiêu đăng bài, hay câu khách đọc. Báo chí không chỉ là có mỗi việc phản ánh những tiêu cực trong xã hội mà còn là nơi tôn vinh, nơi động viên, phổ biến, giáo dục những tấm gương, những nét đẹp văn hóa trong xã hội, những điều tốt đẹp diễn ra hàng ngày trong xã hội, đem lại cái nhìn toàn diện về cuộc sống, chứ không phải lúc nào cũng chỉ là vi phạm pháp luật và các tội ác, mặt trái xã hội.
Bố Ku Hải
aimua24h.com