Biểu tình là hình thức của việc tụ tập đông người tổ chức trên một hay nhiều địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định để đòi hỏi những quyền và lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội. Biểu tình có thể biểu hiện dưới dạng bất bạo động như phong trào biểu tình đòi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ do Ganđi khởi xướng những năm 50 của XX hoặc bạo động như các cuộc biểu tình trong phong trào “mùa xuân A rập” lật đổ các chính quyền độc tài những năm 2000 của XXI. Trong các cuộc biểu tình, người tham gia có thể tự giác hoặc từ phát trên cơ sở những lợi ích họ đã, đang hoặc sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên ít ai biết rằng đằng sau các cuộc biểu tình kia là cả “bàn tay” đen tối điều khiển, dật dây của các thế lực thù địch.
Tại sao ư?
Những món lợi nhuận từ các mỏ khoáng sản, từ thị trường tiêu thụ dồi dào, nhân công giá rẻ và đặc biệt là những mưu toan, tham vọng không có giới hạn của các chính giới cầm quyền các nước tư bản luôn là động lực cho họ cố gắng chiếm đoạt bằng được thông qua nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Suy cho cùng, nguồn gốc của mọi vấn đề từ chính trị đến kinh tế - xã hội cũng không thể bỏ qua vấn đề lợi ích. Để đạt được lợi ích của mình họ có thể làm bằng mọi giá kể cả những biện pháp bị coi là thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi nhất. Thật dễ hiểu trong các cuộc biểu tình người ta có thể thấy bóng dáng của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội đang tranh nhau kiếm tìm lợi ích. Ai cũng biết các cuộc cách mạng sắc màu, cách mạng đường phố - những cuộc biểu tình điển hình ở Liên Xô và Đông Âu những năm 90 của XX, nếu không có sự hậu thuẫn về tiền bạc, hứa hẹn, cổ vũ về tinh thần của Mỹ và hệ thống các nước tư bản thì các cuộc biểu tình đó cũng không thể thành công. Ai cũng biết chính quyền của tổng thống Gađaphi (Libia), Môbarắc, Môsi (Ai Cập) sẽ không thể bị lật đổ nhanh chóng và dễ dàng đến vậy nếu như không có cái “gật đầu, vỗ tay” ủng hộ của các ông tư bản lớn (Mỹ, NATO). Cũng có khi sự tài trợ, hậu thuẫn, thúc đẩy hoặc tổ chức lãnh đạo thực hiện các cuộc biểu tình xuất phát từ các phe phái, đảng phái đối lập với đảng cầm quyền, mà Thái Lan là ví dụ tiểu biểu. Họ tổ chức các chiến dịch truyền thông, triệt để khai thác các phương tiện thông tin đại chúng, hô hào hứa hẹn những sự thay đổi đầy tinh thần cải cách trong các chính sách đối nội, đối ngoại khi họ lên cẩm quyền. Họ tổ chức phát tiền, vật chất cho những người tham gia biểu tình phục vụ cho họ, đồng thời không quên phân phát các tờ rơi, khẩu hiệu, biểu ngữ, phương tiện, trang phục… phục vụ cho các cuộc biểu tình. Nhờ có sự hậu thuẫn, tài trợ về vật chất và tinh thần to lớn các cuộc biểu tình trên mới có thể thu hút được đông đảo số lượng người dân trong một khoảng thời gian dài như thế, góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc biểu tình theo đúng ý đồ hướng lái của họ. Khi chính quyền mới được hình thành đương nhiên các thế lực thù địch vì thế cũng được đáp ứng về lợi ích vì lý do tình cảm hoặc sự ơn huệ “đến ngày được đáp trả”.
Tại Việt Nam, biểu tình là quyền của công dân, không bị cấm đoán song không vì thế mà thông qua biểu tình mà làm trái pháp luật nhất là những hành vi quá khích gây rối an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối nội đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Thực tế, trong các cuộc biểu tình của người dân luôn bị các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị, phản động thừa cơ lợi dụng, nhiều khi là kích động, dật dây để thực hiện mưu đồ ý định đen tối của chúng. Đặc biệt chúng thường xuyên lợi dụng các sơ hở yếu kém của chính quyền, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội kể cả những vấn đề của quá khứ hay hiện tại để có cơ hội kích động đám đông gây biểu tình bạo loạn. Thời gian vừa qua chúng tăng cường lôi kéo kích động tiến hành biểu tình để hưởng ứng 40 năm sự kiện hải chiến Hoàng Sa 1974. Bề ngoài những lời văn đầy bóng bẩy, hòa nhoáng đó nhưng thực chất lại là “đục nước béo cò”, là sự thể hiện khác đi của vỏ bọc phản động đội lốt tinh thần yêu nước.
Có thể thấy, biểu tình là hiện tượng xã hội không thể tránh khỏi đời sống xã hội hiện đại, đồng thời là vấn đề nhạy cảm dễ dàng bị các thế lực thù địch lợi dụng làm biến tướng bản chất mục đích, nội dung, ý nghĩa của các cuộc biểu tình. Chúng ta có quyền ngửng cao đầu trong các cuộc biểu tình của giai cấp công nhân làm nên những dấu son vàng trong lịch sử dân tộc, nhưng những sự kích động qua biểu tình gây rối an ninh trật tự, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước thì tuyệt nhiên cần phải lên án và nghiêm trị.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét