Thuật ngữ “nhân quyền” “chủ quyền” không phải bây giờ mới được đề cập từ nhưng lần đầu tiên được hiến định trong lịch sử thì phải cho đến bản hiến pháp của nước Mỹ 1779. 2 năm sau, nó lại được xuất hiện lần nữa trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ngày 26-8-1789 của cách mạng Pháp. Nhân quyền cũng được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ghi nhận thông qua “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948”. Điều đáng bàn là trước khi có được nhân quyền ấy, các dân tộc trên thế giới đã phải vất vả như thế nào để giành được “chủ quyền”, thứ mà cho đến tận bây giờ nhiều quốc gia vẫn phải ra sức bảo vệ để có thể bảo vệ nhân quyền cho toàn toàn thể dân tộc mình một cách hoàn chỉnh. Vậy câu hỏi được đặt ra là nhân quyền chủ quyền cái nào cao hơn cái nào, cái nào là cái quyết định?
Để biết được nhân quyền- chủ quyền cái nào cao hơn thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, nhưng theo tôi trên hết chủ quyền vẫn cao hơn, xuất phát từ một số lí do chính sau.
Đầu tiên, về thời gian, nhân quyền cũng như chủ quyền là khái niệm gắn liền với sự ra đời, hình thành, phát triển của nhà nước. Chỉ khi nhà nước được thành lập, chủ quyền quốc gia được xác lập, đời sống chính trị kinh tế xã hội ổn định người ta mới có điều kiện suy xét tới thiết lập các công cụ pháp luật để bảo vệ và tăng cường các quyền của con người (nhân quyền). Do đó, nếu chủ quyền mất, nhân quyền đương nhiên cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng xấu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nhân quyền của một con người mà là rất nhiều người trong quốc gia dân tộc ấy. Việt Nam là một bằng chứng, trước khi giành được chủ quyền, thành lập quốc gia độc lập riêng từ tay thực dân Pháp người dân Việt Nam phải chịu bao cảnh chết đói, chết rét, một cổ hai tròng áp bức. Khi chính quyền về tay nhân dân (tháng 8/1945), nhân dân đứng lên làm chủ đất nước làm chủ vận mệnh của chính mình, khi ấy ở Việt Nam nhân quyền mới thực sự có đầy đủ. Cũng chính vì thế, chủ quyền chi phối nhân quyền.
Thứ hai, về không gian, mỗi quốc gia khác nhau do hệ thống chính trị, pháp luật, ý thức hệ khác nhau nên nhân quyền và chủ quyền tùy thời điểm mà có thể được xử xự khác nhau nhưng chung quy lại không một quốc gia nào lại từ bỏ chủ quyền của mình để đổi lấy nhân quyền cả vì nó liên quan đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, đến danh dự của cả một dân tộc. Thậm chí để giành, bảo vệ cho được chủ quyền quốc gia dân tộc mà biết bao người dân trên thế giới đã phải đấu tranh trong thời gian rất dài, phải bỏ cả mạng sống nơi chiến trường. Người Mỹ, người Pháp, người Nga, người Việt Nam và tất cả các dân tộc khác đều trải qua quá trình như vậy.
Thứ ba và quan trọng hơn cả là thái độ, suy ngẫm của mỗi người dân. Mỗi người có một tổ quốc riêng nên tất nhiên họ sẽ ra sức ủng hộ chủ quyền của tổ quốc mình, có thể họ biết rằng quyền lợi cá nhân mình sẽ bị ảnh hưởng. Vì sao? Vì họ hiểu rằng giữ vững chủ quyền của dân tộc mình, chẳng những là hành động trân trọng những hy sinh mất mát của thế hệ đi trước trong quá khứ mà còn là góp phần bảo vệ quyền con người của các thành viên trong xã hội hiện tại và tương lai. Sẽ thật xấu xa làm sao, khi một nước với bất kì lí do và sự ngụy biện gì tiến hành xâm lược một nước khác có chủ quyền, nó đồng nghĩa với việc hạn chế hoặc tước bỏ các quyền cơ bản của cả một dân tộc khác. Điều đó khẳng định chủ quyền là yếu tố phải được tôn trọng hàng đầu nhất là trong quan hệ quốc tế.
Biết là như vậy, nhưng hiện nay nhiều nước tư bản lớn đứng đầu là Mỹ và các đồng minh phương Tây lại cố tình sử dụng cái gọi là “học thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền” để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nước nhỏ yếu hơn nhằm thỏa mãn những lợi ích hẹp hòi, ích kỉ trong khi nội tại nhân quyền trong nước còn quá nhiều vấn đề để nói. Hơn nữa các nước này còn ra sức tuyên truyền xuyên tạc thiếu khách quan hoặc hậu thuẫn cho một số thế lực để khu khống tình hình nhân quyền của nước khác để mưu toan những ý đồ chính trị đen tối của mình.
Phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam không cho phép nhân quyền cao hơn chủ quyền. Việt Nam lên án mạnh mẽ việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Đồng thời Việt Nam sẽ kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam . Vậy nên việc hiểu đúng, hiểu sâu sắc quan điểm của nhà nước về vị trí cũng như mối quan hệ giữa nhân quyền – chủ quyền trong tình hình hiện nay cũng là một hành động góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và nhân quyền cho mỗi người dân.
A.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét