Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Tính chiến đấu của văn học nghệ thuật.

Văn học nghệ thuật Việt Nam hình thành và phát triển đều gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, ở giai đoạn nào văn học nghệ thuật cũng thể hiện tính chiến đấu đậm nét. Thời kì phong kiến, chúng ta đã từng nghe Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt thể hiện chủ quyền độc lập, tinh thần đấu tranh đến cùng để bảo vệ bờ cõi. Chúng ta cũng thường nghe lời hiệu triệu của Trần Quốc Tuấn với Hịch Tướng Sĩ của nhà Trần, nghe thấy Bình Ngô Đại Cáo vang vọng núi sông về tinh thần nhân nghĩa và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Đến thời đại Hồ Chí Minh văn học nghệ thuật Việt Nam lại tiếp tục lao vào những mặt trận nóng bóng cổ vũ mạnh mẽ trong phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Có thể thấy rằng tuy mỗi thời kì mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng văn học nghệ thuật vẫn có vị trí vai trò to lớn, có tính chiến đấu sâu sắc là nền tảng cho các chức năng tính chất khác của đời sống văn nghệ.
Phù hợp với quan điểm của Đảng về công tác văn học nghệ thuật trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có thể thấy tính chiến đấu của văn học nghệ thuật hiện nay chính là: bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại các biểu hiện lệch lạc về văn hóa tư tưởng, sự xâm hại các dòng văn hóa độc hại tràn lan trên thị trường. Tính chiến đấu của văn học nghệ thuật cũng là sự phản biện, cảnh báo, phơi bày các hiện tượng xấu xa đen tối, các biểu hiện thoái hóa biến chất về nhân cách đạo đức xã hội và đạo đức con người, góp phần tiếp tục đấu tranh vào việc làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên đời sống văn học nghệ thuật hiên nay còn tồn tại nhiều điều đáng lo ngại: thị hiếu không lành mạnh, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, văn hóa phẩm độc hại tha hồ tràn lan tác động nghiêm trọng đến nhiều bộ phận tầng lớp nhân dân. Nghiêm trọng hơn chính là những biến tướng về tính chiến đấu của văn học nghệ thuật mà biểu hiện trong thời gian gần đây chính là sự ra đời cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do Nguyên Ngọc đầu têu. Tổ chức này chẳng qua là muốn tách văn nghệ ra khỏi sự lãnh đạo của đảng, phủ nhận thành tựu văn học nghệ thuật cách mạng, truyền bá lối sống thực dụng sa đọa, cổ súy hết cỡ cho khuynh hướng thương mại hóa kiểu tư bản… Như vậy thử hỏi tính chiến đấu ở đâu hay chỉ là một tổ chức xã hội dân sự được giật dây bởi nước ngoài.



 Đây là tác giả của cái gọi “Văn đoàn độc lập”- mà những trang như RFA, RFI, Việt Tân thi nhau đăng bài bình phẩm.



Thiết nghĩ văn học nghệ thuật mà lại chống đảng, mà nhuốm màu bàn tay phản động kiểu này là vứt đi rồi/.

A.C

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

aimua24h.com